T7, 07 / 2019 4:19 sáng | gp_user
Dịch vụ seo hà nội cấu trúc trang web Dịch vụ đẩy top app Dịch vụ viết Content dịch vụ seo hiệu quả tự học seo công ty thương mại điện tử Nhận seo từ khóa over optimize nghiên cứu từ khóa seo iphone hết pin cắm sạc không lên iphone hết pin cắm sạc […]

Với sự phát triển không ngừng của du lịch cũng như nhu cầu của con người ngày càng tăng cao chính vì vậy ngành ẩm thực đã có những bước tiến mạnh mẽ nhất là ở những khu vực phát triển như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM,…điều này khiến sự cạnh tranh trong ngành này ngày càng khốc liệt. Để tạo được thương hiệu trên thị trường bạn không nên bỏ qua 6 ý tưởng sáng tạo trong marketing ẩm thực trong bài viết dưới đây.

Marketing ẩm thực là gì?

Marketing ẩm thực hay còn gọi là Marketing F&B (Food and Beverage Service) là hoạt động quảng bá hình ảnh và thương hiệu, tăng doanh thu cho các nhà hàng, quán ăn hay dịch vụ kinh doanh ẩm thực nói chung. Hầu hết các ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn đều không thể thiếu bộ phận F&B để đáp ứng nhu cầu ăn uống khi khách hàng có nhu cầu.

Các ý tưởng sáng tạo về ẩm thực thường hướng đến “chiếc bụng đói” của khách hàng. Nhu cầu ăn uống là nhu cầu không thể thiếu của con người, ngay cả khi khủng hoảng kinh kế hay thậm chí dịch bệnh Covid-19 vừa qua, nhu cầu này cũng không hề giảm mà chỉ chuyển sang hình thức khác là đặt đồ online. Bởi vậy, marketing ẩm thực cần không ngừng đổi mới, chuyển hướng để tiếp cận đúng và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

Marketing ẩm thực là gì?

Một số thách thức trong Marketing ẩm thực

Nhà hàng, quán ăn mọc lên như nấm. Trong thời buổi mà thực khách có quá nhiều sự lựa chọn, món ăn của bạn ngon, bổ, rẻ không thôi dường như vẫn chưa đủ. Bởi có hàng trăm, hàng ngàn dịch vụ ăn uống khác cũng đang chạy theo những giá trị đó. “Khác biệt hay là chết” – đúng như cuốn sách nổi tiếng của Marketing Guru Jack Trout, chiến lược Marketing dịch vụ ẩm thực cần khác biệt trước khi bị đào thải bởi các đối thủ.

Thông thường, trong quá trình xây dựng kế hoạch truyền thông về ẩm thực, các Marketing sẽ phải đối mặt với những thách thức sau:

Khó khăn trong việc tạo bản sắc riêng biệt

Đối với ý tưởng sáng tạo ẩm thực, “càng nhiều lại càng ít”. Tại sao lại như vậy?

Bởi một nhà hàng khi tuyên bố có thể cung cấp tất cả các món ăn trên rừng dưới biển, đủ món Âu món Á, đủ cơm đủ phở… Tức là nhà hàng đó đang gặp sai lầm nghiêm trọng trong xây dựng thương hiệu. Dịch vụ ẩm thực thực không phải quán tạp hóa bán đồ ăn cho khách hàng mỗi khi họ thấy đói. Đừng nghĩ rằng cứ cho họ nhiều sự lựa chọn thì họ sẽ chọn bạn. Hãy tập trung vào một thế mạnh ẩm thực nhất định nào đó, chẳng hạn quán chuyên món Hàn, chuyên đặc sản vùng cao, quán ăn chuyên các món gà ta, chuyên lẩu…

Luôn phải chạy đua theo “gu” ẩm thực của khách hàng

Ngoài các chi phí cố định, giới kinh doanh ẩm thực luôn lo ngại về hành vi tiêu dùng của thị trường bởi người Việt có xu hướng đổi “gu” ẩm thực liên tục. Chắc hẳn bạn còn nhớ trào lưu mỳ cay 7 cấp độ nổi như cồn cách đây 4-5 năm về trước. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các quán mỳ cay đã lần lượt phải đóng cửa do sự xuất hiện của các xu thế mới và sự “hạ nhiệt” của món ăn từng gây sốt này.

Thách thức trong Marketing

Trong điều kiện thị trường như vậy càng đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm được hướng đi mới, không chỉ “đánh trúng” hành vi tiêu dùng của khách hàng mà còn tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trong ngành.

Khó giữ chân khách hàng

Bạn không thể kháng lại một thực tế rằng, khách hàng của marketing ẩm thực luôn có xu hướng “Chán cơm thèm phở”. Ngày hôm nay họ có thể đánh giá 5 sao cho nhà hàng của bạn, nhưng ngày mai, ngày kia họ lại muốn được trải nghiệm một quán ăn khác với những dịch vụ mới mẻ hơn.

Vì vậy, chiến lược Marketing ngành ẩm thực không những phải tạo được sức hút với khách hàng mới, mà còn cần đủ sức giữ chân được khách hàng cũ, xây dựng tệp khách hàng trung thành lớn cho doanh nghiệp. Để làm đươc điều đó, bên cạnh chất lượng các món ăn, thái độ phục vụ thì các Marketer cần đẩy mạnh chính sách quà tặng, giảm giá, thẻ thành viên, thẻ ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng thân thiết.

Chẳng hạn như bạn có thể xin thông tin cá nhân của khách hàng đến ăn tại quán để tích điểm, quan tâm đến ngày sinh nhật của họ, tặng bánh hoặc tặng siêu Voucher ưu đãi khi tổ chức sinh nhật tại quán. Một khi bạn nhớ những chi tiết nhỏ đó của khách hàng, khách hàng cũng sẽ tự động nhớ tới thương hiệu của bạn.

Tham khảo thêm: Các hình thức khuyến mãi trong marketing

5 Ý tưởng Marketing ẩm thực đột phá 2022

Đầu tư hình ảnh trên Instagram

Việc đầu tư hình ảnh món ăn giúp việc Marketing về ẩm thực tạo ấn tượng với khách hàng. Nếu bạn sử dụng Instagram, bạn có thể thấy ẩm thực trên đó rất đa dạng, sáng tạo, thu hút rất nhiều người có niềm yêu thích đồ ăn ngon. Do đó cách tốt nhất để thúc đẩy sản phẩm của bạn là đầu tư những hình ảnh món ăn chất lượng tốt và hấp dẫn.

Ý tưởng Marketing ẩm thực

Ưu thế của Isntagram là hình ảnh hiển thị đẹp, số lượng người dùng lớn (chủ yếu là giới trẻ và nhiều KOLs), có công cụ story… Doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến dịch Viral marketing, Influencer Marketing của mình trên các nền tảng mạng xã hội giúp cho thương hiệu phủ sóng đến các đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Với những hình ảnh đồ ăn đẹp mắt và hấp dẫn trên Instagram, khách hàng sẽ ngay lập tức muốn đến check in và trải nghiệm. Việc tiếp theo của bạn chỉ là chinh phục họ bằng các món ăn ngon và thái độ phục vụ chu đáo. Nhờ đó, doanh số của cửa hàng sẽ được tăng cao.

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, bộ nhận diện thương hiệu riêng có một vai trò quan trọng trên các phương tiện xã hội. Bộ nhận diện thương hiệu có thể là website, logo, ấn phẩm truyền thông,…điều này tạo bản sắc riêng và giúp phân biệt với các nhà hàng khác.

Logo thương hiệu nên được in trực tiếp lên bát, đĩa, thìa, nĩa và hộp đựng thức ăn Take Away của quán. Đây là một ý tưởng không mới nhưng luôn cần thiết để xây dựng thành công đẳng cấp thương hiệu.

Sử dụng quảng cáo định vị vị trí

Đối với hầu hết các nhà hàng, sử dụng quảng cáo định vị vị trí là điều vô cùng cần thiết giúp khách hàng có thể tìm được địa gần mình nhất một cách dễ dàng. Chính vì thế sẽ rất có giá trị nếu bạn đầu tư một khoản ngân sách marketing ngành ẩm thực vào việc quảng cáo vị trí trên Google Map. Chiến thuật này được đánh giá là tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn hẳn so với việc việc quảng cáo Google Adwords thông thường.

Ý tưởng Marketing ẩm thực

Phát triển Video dạng Mukbang

70% chuyên gia tiếp thị nhận định rằng: “Video tốt hơn so với bất kỳ phương tiện nào khác”. Đặc biệt trong ngành ẩm thực, video dạng ăn uống, dạy nấu ăn hoặc review đồ ăn có sức mạnh làm khách hàng ngay lập tức thấy đói.

Nếu bạn đang kinh doanh ngành ẩm thực thì việc tạo một blog có tích hợp ảnh và video, hoặc xây dựng một kênh Youtube ẩm thực là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt khi trào lưu Mukbang đang cực kỳ thịnh hành trên Internet. Bạn có thể liên hệ hợp tác với các KOLs, thực hiện các Video mukbang triệu view để thu hút sự chú ý của khách hàng. Chiến thuật marketing ngành ẩm thực này nên được áp dụng ngay và luôn để tránh “hết thời”.

Ý tưởng Marketing ẩm thực

Ngoài ra, bạn cũng đừng bỏ qua các yếu tố SEO cho kênh Youtube của nhà hàng – đây là giải pháp đưa thương hiệu của bạn tới gần hơn với khách hàng.

Tìm hiểu thêm: Video marketing

Tìm kiếm đối tác và liên kết với thương hiệu khác

Việc liên kết với thương hiệu là một cách làm hiệu quả giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, đột phá doanh thu bất ngờ cho cửa hàng. Có thể kể đến sự thành công của các thương hiệu Pepsi hay Coca Cola khi liên kết với các cửa hàng đồ ăn nhanh như KFC, Domino’s…

Ngoài ra, các đối tác giao hàng, đặt đồ ăn Online trên thị trường F&B như Now, GoJek, Grabfood, PasGo,… cũng là những đối tượng doanh nghiệp nên xem xét để hợp tác. Phát triển dịch vụ giao đồ ăn gần như là giải pháp marketing ẩm thức bắt buộc phải làm để tiếp cận khách hàng – Những thượng đế luôn muốn được doanh nghiệp phục vụ tận nơi, tận chỗ.

Đừng quên theo dõi Digital marketing tổng thể để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về kinh doanh nhé!

 

BÀI VIẾT HỮU ÍCH

Huyền Mi – Chuyên viên Marketing
Bài viết cùng chuyên mục