T4, 07 / 2021 8:31 sáng | gp_user
Việt Nam luôn được ca ngợi trên các tờ báo nước ngoài bởi chính vẻ đẹp và con người nơi đây. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, dịch Covid bùng tới chúng ta cần làm gì, nhất là khi quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương” chỉ có giá trị phần nào mang du lịch Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Ngay lúc này, vai trò của Marketing du lịch Việt Nam cần hơn bao giờ hết để chuẩn bị cho hậu đại dịch, khi lượng người mong muốn du lịch tăng cao trên toàn cầu.

Khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch thì vai trò của marketing du lịch lại càng quan trọng hơn.

Vai trò của marketing du lịch

Du lịch là ngành hoạt động linh hoạt không kể vị trí địa lý hay thời gian. Sự cạnh tranh không chỉ có giữa các công ty du lịch, doanh nghiệp mà còn giữa các nước với nhau. Việc chú trọng quảng bá về vẻ đẹp Việt Nam cũng như nắm bắt xu hướng marketing ngành du lịch ngay từ bây giờ là điều cần và nên làm để chuẩn bị cho tương lai. 

Tầm quan trọng của marketing du lịch là không thể phủ nhận
Tầm quan trọng của marketing du lịch là không thể phủ nhận

Dù là một doanh nghiệp hay một quốc gia, kinh doanh muốn tồn tại và phát triển được là phải chạy theo thị trường. Chúng ta không thể mãi “ngồi đợi sung rụng”. Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch cũng như Bộ du lịch Việt Nam cần phải có những định hướng một cách cụ thể và linh hoạt. Và lúc này đây, chính marketing sẽ giúp bạn làm được điều đó. 

Quy trình marketing du lịch phải được quy chuẩn từ những việc như nghiên cứu thị trường, lên danh sách khách hàng mục tiêu, phân tích đối thủ cạnh tranh, tất cả đều phải được thực hiện và triển khai đúng cách, chính xác để đạt được hiệu quả.

Công việc này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc định hình thị trường và đưa ra kế hoạch phát triển trong tương lai.

Đặc điểm của marketing du lịch

Dịch vụ du lịch là một ngành đặc thù mà các ngành khác không có, bao gồm những đặc điểm sau:

Không tồn kho và mang tính thời vụ 

Với các sản phẩm thông thường trên thị trường khách hàng có thể tìm hiểu và tiếp xúc với nó hàng tuần hàng tháng, thậm chí hàng quý mà sản phẩm không đổi, giá thành không đổi. Còn với du lịch, đặc điểm của marketing du lịch nổi bật nhất là tính không tồn kho. Nếu không bán được dịch vụ ta vẫn mất chi phí cho nhân sự nhưng không mang về một đồng doanh thu nào. 

Bên cạnh đó, một số loại hình du lịch gắn liền với thiên nhiên nên chỉ có thể bán được trong thời gian ngắn. Đặc điểm này kéo theo sự tiếp cận của khách với hầu hết các dịch vụ lữ hành và khách sạn thường ngắn hơn.

>>> Tìm hiểu: Chiến lược 7p trong marketing du lịch

Hấp dẫn dựa trên khía cạnh tình cảm

Khi mua một sản phẩm hữu hình, người mua sẽ quan tâm rằng nó có giúp ích cho mình điều gì (dựa trên những lý lẽ logic) hơn là dựa trên cảm xúc yêu thích, đam mê nó. Du lịch là ngoại lệ. Bởi sản phẩm du lịch được vận hành chủ yếu là với “con người”. Từ khâu tư vấn đến khâu hướng dẫn và chăm sóc khách hàng sự gặp gỡ giữa người với người luôn diễn ra. Những tình cảm cá nhân nảy sinh từ những giao tiếp, tương tác với chúng ta có thể tác động lên hành vi mua sau này. Vì vậy, vai trò của marketing trong du lịch không chỉ là quảng bá sản phẩm mà còn phải để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng.

Chú trọng hơn trong việc quản lý

Du lịch vốn là sản phẩm vô hình tuy nhiên khách hàng của chúng ta vẫn thấy được nhiều yếu tố hữu hình liên quan đến những dịch vụ đó. Sự kết hợp của những dấu vết hữu hình trong sản phẩm dịch vụ sẽ quyết định việc đánh giá của khách hàng về chất lượng và mức độ làm hài lòng kỳ vọng của họ. “Dấu vết” khách hàng đánh giá dựa trên 4 loại sau:

  • Môi trường vật chất: bàn ghế, thảm, giấy dán tường, trang phục nhân viên, bảng biểu chỉ dẫn.
  • Giá cả: Ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về chất lượng. Giá cao được coi là sản phẩm cung cấp càng đẳng cấp
  • Truyền thông: Thông tin về các dịch vụ của một công ty đưa tới khách hàng. Thông tin được gửi tới một cách gián tiếp hoặc trực tiếp như qua các ấn phẩm, tờ rơi, qua truyền miệng hoặc qua các đại lý lữ hành. 
  • Khách hàng: Sự feedback của khách hàng cũ, hoặc sự giới thiệu của họ cũng là yếu tố quan trọng tác động đến hành vi mua hàng của khách hàng mới. 

Là một nhân viên marketing du lịch, chúng ta phải hiểu được 4 loại “dấu vết” hữu hình này để đảm bảo rằng doanh nghiệp cung cấp đúng với chất lượng dịch vụ mà họ hứa hẹn với khách hàng.

Đa dạng loại kênh phân phối

Sản phẩm du lịch có thể phân phối đa kênh từ đại lý lữ hành, đến website, các trang trung gian,… 

vai trò của marketing du lịch

Sao chép các dịch vụ dễ dàng 

Không giống như các sản phẩm sản xuất có quy trình, có thể đăng ký sở hữu trí tuệ, dịch vụ du lịch có thể nói là một trong những sản phẩm dễ sao chép nhất. Bản thân doanh nghiệp không thể cấm đối thủ qua “nhà” mình để sử dụng dịch vụ và “ăn cắp” ý tưởng vì không có một đạo luật nào ngăn cấm điều đó cả. 

Xu hướng về marketing du lịch trong thời đại số của Việt Nam

Hiện nay không chỉ bằng các phương pháp marketing truyền thống hoặc đợi “hữu xạ tự nhiên hương’ mà ta phải sử dụng công nghệ số trong marketing du lịch để đưa du lịch Việt Nam ra thị trường quốc tế bằng cách đồng bộ 4 giải pháp cơ bản sau:

Quảng bá du lịch Việt Nam từ con mắt của người nước ngoài

Vai trò của quảng cáo trong du lịch chắc chắn không cần phải bàn cãi. Các agency quảng cáo Việt Nam giàu sự sáng tạo và thấu hiểu văn hóa bản địa. Tuy nhiên, trước mắt việc thuê một công ty quảng cáo du lịch chuyên nghiệp của nước ngoài “rao hàng” giúp chúng ta vẫn có vẻ mang lại hiệu quả cao hơn. Bởi, dù chúng ta có lòng tự tôn dân tộc cao, và cái nhìn trìu mến với vẻ đẹp thiên nhiên của Tổ Quốc nhưng ta lại quên rằng, khách hàng của chúng ta là người nước ngoài. Quảng bá sản phẩm cho người nước ngoài thì cũng cần nhìn qua đôi mắt của họ.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần hoàn thiện khâu cung cấp thông tin du lịch để chiến lược quảng bá tổng thể và dài hơi được nhất quán, xuyên suốt và thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi. 

Xây dựng đa dạng các kênh quảng bá

Không chỉ làm marketing truyển thống, du lịch Việt cũng sử dụng các hình thức marketing hiện đại như Digital marketing, Video marketing để quảng bá.

Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn cho biết đã xây dựng hệ thống Website có giao diện hiện đại, tương thích với trang web quảng bá du lịch của các nước trên thế giới. Website mang tới nguồn thông tin toàn diện cũng như truyền cảm hứng cho khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam. Đồng thời cập nhật các phong tục tập quán, lễ hội, sự kiện văn hóa du lịch thường niên của Việt Nam; kết nối các đoạn chương trình giới thiệu của các doanh nghiệp du lịch, trình bày bằng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh để khách hàng dễ dàng truy cập.

vai trò của marketing du lịch

Ngoài ra, website cũng dẫn đến kênh mạng xã hội Facebook và Instagram chính thức của Du lịch Việt Nam, để khách quốc tế chủ động tương tác và chia sẻ trải nghiệm từ chính chuyến đi của họ. 

Không chỉ dừng lại những kênh phổ biến ở Việt Nam, Du lịch Việt Nam cũng cần mở rộng quảng bá trên các kênh mới: Youtube, Tiktok, Reddit,…

Quảng bá du lịch qua các sự kiện lớn

Giải pháp để quảng bá du lịch Việt Nam qua các lễ hội, sự kiện có chọn lọc trong và ngoài nước (các sự kiện thể thao lớn của khu vực, thế giới, các hội nghị của lãnh đạo cấp cao các nước: ASEM, APEC,…).

Xây dựng thương hiệu Việt Nam ở chính những thứ vốn có

Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế đã được xây dựng với một hình ảnh đẹp và con người thân thiện. Cần tiếp tục nắm bắt để hình ảnh về đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế trở nên tốt đẹp hơn.

=>> Bài viết tham khảo: Chiến lược marketing cho sản phẩm du lịch mới

Cẩm nang làm marketing du lịch hiệu quả 2022

Trước khi đi du lịch, khách hàng sẽ lên kế hoạch tỉ mỉ từ rất sớm, lúc này doanh nghiệp cần:

Nắm bắt hành vi khách hàng

Theo nghiên cứu, một khách hàng sẽ tương tác với hàng chục thương hiệu khác nhau để tìm kiếm thông tin cho chuyến du lịch của họ. Lúc này, những hành vi khách hàng quan trọng doanh nghiệp cần lưu ý để thu hút khách hàng tốt nhất là:

  • Giấc mơ: Trong mỗi kỳ nghỉ, chuyến đi thường được bắt đầu bằng những giấc mơ đẹp, một đoạn clip trên TV, một poster nghỉ dưỡng,… tạo nguồn cảm hứng và động lực bắt đầu cho chuyến đi.
  • Lập kế hoạch: Sau khi mơ về chuyến du lịch mơ ước, khách hàng sẽ bắt đầu lập kế hoạch. Theo nghiên cứu, du khách sẽ truy cập khoảng 20 trang web để tìm khách sạn, booking tour du lịch, đặt phòng,…
  • Booking: Kế hoạch du lịch đã hoàn thành, tiếp đó là tìm hiểu và lựa chọn khách sạn sẽ lưu trú và tiến hành booking.
  • Trải nghiệm: Lúc này, vai trò của marketing du lịch là vô cùng quan trọng để đưa khách hàng đến với tour du lịch của mình. Vai trò của những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đóng vai trò quyết định, mang tới trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
  • Chia sẻ: Nếu khách hàng hài lòng với chuyến đi của mình, họ sẽ không ngần ngại lan tỏa giá trị và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với cộng đồng.

Các du khách sẽ phát sinh nhu cầu vào bất kỳ thời điểm nào trong chuyến đi của họ. Vì vậy, các marketer cần thực hiện truyền thông quảng cáo tiếp cận khách hàng tiềm năng đúng lúc để gia tăng chuyển đổi khách hàng.

vai trò của marketing trong du lịch

Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Một chiến dịch marketing du lịch thành công phải bắt đầu từ việc xác định chân dung khách hàng mục tiêu. Từ chính những mong muốn, nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tạo ra những chiến dịch quảng cáo nhắm vào cảm xúc của họ. Điều này vừa giúp truyền đạt thông tin của doanh nghiệp tới thị trường mục tiêu, vừa giúp gia tăng số lượng người quan tâm và chuyển đổi.

Xác định nhu cầu khách hàng

Xác định nhu cầu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hình dụng được chân dung khách hàng mục tiêu đang cần những gì. Từ đó, những thông điệp trong các chiến dịch marketing du lịch sẽ tập trung cung cấp những thứ khách hàng mong muốn. Tuy nhiên, tùy từng đối tượng khách hàng mà thông điệp truyền tải sẽ khác nhau.

Ví dụ: Khách hàng thích những trải nghiệm thông qua hoạt động người trời, nhưng có những khách hàng sẽ muốn đi du lịch theo kiểu nghỉ dưỡng hơn. Hay du khách muốn đi cắm trại hơn là nghỉ ngơi tại khách sạn,…

Tiếp cận khách hàng đúng thời điểm

Theo lượng nghiên cứu du lịch từ Bing, lượng tìm kiếm các ý tưởng du lịch tăng cao vào thời điểm mùa xuân và đạt đỉnh điểm vào tháng 4. Tuy nhiên, dựa theo địa điểm mà khách hàng muốn tới mà nhu cầu tìm kiếm sẽ thay đổi không ngừng. Lúc này, doanh nghiệp hãy chắc chắn những chiến lược marketing du lịch của mình luôn xuất hiện trong mùa du lịch cao điểm trong năm.

Chuyển đổi thành đơn hàng bằng công cụ re-marketing

Trước khi quyết định đi du lịch, khách hàng sẽ tiến hành tìm kiếm hàng trăm, hàng nghìn trang website du lịch khác nhau. Lúc này, re-marketing sẽ là lựa chọn hữu ích và đảm bảo khách hàng sẽ tương tác với thương hiệu của bạn nhiều lần. Ngoài ra, để marketing du lịch thành công, doanh nghiệp nên có một website xây dựng nội dung riêng biệt để khách hàng dễ dàng tiếp cận những thông tin cần thiết.

tầm quan trọng của marketing du lịch

Lời kết

Qua bài viết của Giải Pháp Marketing, ta có thể thấy, marketing trong du lịch là không thể thiếu và khẳng định vai trò của marketing du lịch trong thời đại công nghệ quan trọng như thế nào.

Bài viết cùng chuyên mục