Ngành du lịch luôn là một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trở thành một nhân viên marketing du lịch cũng là ước mong của nhiều bạn trẻ. Vậy bạn đã biết vị trí này đòi hỏi những yêu cầu gì hay chưa?
Mục lục
Chương trình đào tạo chung của ngành quản trị du lịch tại Việt Nam
Ngành quản trị du lịch được coi là một ngành “hái ra tiền” ở Việt Nam trước khi dịch bùng phát vì không ai có thể chối cãi rằng tiềm lực tự nhiên của chúng ta rất lớn. Vì thế, hầu như những trường đào tạo về kinh tế nào cũng có ngành quản trị du lịch bởi nhìn thấy tiềm năng phát triển của nó. Thế nhưng, không phải trường nào cũng có giáo trình giống nhau và có bộ giáo trình marketing du lịch chuẩn chỉnh để các bạn có thể tự tin trở thành một nhân viên marketing du lịch. Dưới đây là chương trình đào tạo tham khảo khi bạn học trong ngành quản trị du lịch:
Kiến thức đại cương
- Nắm bắt được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối và chính sách của Đảng( đối với một số trường thì phần này sẽ được lược bỏ để giảm tải kiến thức cho sinh viên)
- Có các kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương
- Được học các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và khoa học tự nhiên cơ bản để có nền tảng vững chắc học các môn trong kì tiếp theo.
- Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh/tiếng Pháp
- Có khả năng sử dụng máy tính, các phần mềm văn phòng và các phần mềm cơ bản khác.
Khối kiến thức cơ sở ngành
- Học về ngành quản trị nên các bạn sinh viên sẽ được học các kiến thức liên quan đến kinh tế, công tác quản trị cũng như các nghiệp vụ cơ bản thuộc về bộ phận kế toán, tài chính và marketing.
- Nắm vững kiến thức nền tảng về một số vấn đề liên quan đến kinh tế, công tác quản trị, phân tích tài chính, nghiệp vụ kế toán, và hoạt động marketing.
- Có khả năng phân tích thống kê số liệu trong nghiên cứu kinh doanh.
=>> Xem thêm: Chiến lược 7p trong marketing du lịch
Khối kiến thức chuyên ngành
- Nâng cao kiến thức về quản trị nhất là trong lĩnh vực dịch vụ du lịch
- Thành thạo cách điều hành các bộ phận thuộc lĩnh vực lữ hành, lưu trú, và nhà hàng
- Có kiến thức chuyên sâu về ngành để tham gia hoạt động nghiên cứu và phân tích trong lĩnh vực du lịch
- Vận dụng kiến thức cơ sở ngành áp dụng vào việc quản lý, kinh doanh, điều hành, kế toán và marketing du lịch
- Biết ứng dụng thế mạnh công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành một doanh nghiệp du lịch
- Ngoại ngữ giao tiếp tốt trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch
Nhìn vào chương trình trên ta có thể thấy rằng, trong chương trình học nhà trường có cung cấp kiến thức marketing cơ bản cho các bạn trong chính ngành du lịch mà không phải dân marketing nào cũng biết. Ngoài việc là dân du lịch “chính hiệu” thì kiến thức này có thể coi là một điểm cộng để bạn ứng tuyển trở thành một nhân viên marketing du lịch,
Công việc của nhân viên marketing du lịch
Đối với dịch vụ du lịch, chiến dịch marketing mang một đặc thù riêng. Nhiệm vụ của nhân viên marketing du lịch là gì? Với mỗi lĩnh vực nhỏ trong dịch vụ du lịch tổng thể, việc làm marketing có khác nhau hay không? Tìm hiểu các công việc cơ bản của nhóm nhân viên marketing du lịch để hiểu rõ hơn về kiến thức này.
Lập kế hoạch dự án
Một dự án marketing du lịch gồm có các nhiệm vụ cơ bản như: nghiên cứu thị trường; khảo sát phân khúc khách hàng; nghiên cứu và phân tích dịch vụ đối thủ; cập nhật xu hướng mới trong du lịch; xu hướng du lịch của công chúng đa số trong từng thời điểm của năm; các KOLs ảnh hưởng tới du lịch hiện nay như thế nào; Influencers hay đối tượng giới trẻ nổi tiếng đang review địa điểm du lịch nào hot;…
Người làm marketing du lịch cần nắm rõ xu hướng du lịch qua từng mùa, nhu cầu du lịch của từng nhóm công chúng, nhóm độ tuổi công chúng khác nhau. Để từ đó, bước lập kế hoạch cho từng đối tượng cụ thể được khách quan, hiệu quả, sát với thực tế. Mỗi một nhóm công chúng, sẽ yêu cầu một loại hình du lịch theo nguyện vọng của riêng họ. Theo đó, các chiến dịch marketing cũng có cách thiết lập, triển khai và tiếp cận khác nhau sao cho phù hợp, tạo hiệu quả tốt nhất.
Từ những yếu tố trên, các marketer có cái nhìn tổng quát nhất về thị trường du lịch, có đánh giá chính xác nhất và dự đoán chuẩn xác cho kết quả hoạt động marketing du lịch tương lai.
Triển khai dự án marketing du lịch
Marketing du lịch cũng bao gồm các công việc cơ bản: Xây dựng nội dung trên các kênh truyền thông social media (facebook, youtube, tiktok,…); tổ chức event giới thiệu dịch vụ/tour du lịch…; booking PR; tổ chức chiến dịch truyền thông online, offline trên các nền tảng khác nhau thông qua các chương trình quảng cáo, bài review, bài đăng truyền thông,…
Những sản phẩm truyền thông cho marketing du lịch cũng cần được triển khai và sáng tạo. Cụ thể, các ấn phẩm chủ yếu như bài PR, bải review, quảng cáo ngoài trời, TVC, video tiktok, quảng cáo Google/Facebook,… cần sự sáng tạo cao, truyền tải ý nghĩa qua video, hình ảnh mang tính trải nghiệm thực tế, hấp dẫn khách hàng bằng việc tạo cho họ một hình dung chân thực, như đang được trải nghiệm chính dịch vụ du lịch đó.
Sản phẩm truyền thông marketing du lịch tạo cảm giác như được trải nghiệm chính dịch vụ đó sẽ “kích thích” công chúng quan tâm và sử dụng cao hơn
Theo dõi và báo cáo kết quả
Nhân viên marketing du lịch cần theo dõi và ghi chép kết quả của cả quá trình chiến dịch diễn ra, bao gồm từ bước lập kế hoạch tới khi mùa du lịch của loại hình đó kết thúc. Theo dõi và thống kê con số đánh giá về chỉ số tương tác; xu hướng tiếp cận của công chúng; phản hồi của khách hàng về chiến dịch marketing là gì; lượng khách hàng quan tâm, truy cập, để lại thông tin,… trong mỗi sản phẩm truyền thông đạt kết quả ra sao;…; tất cả để đánh giá sự thành công của chiến dịch marketing.
Khi triển khai kế hoạch marketing, các marketer đều phải theo dõi và có kết quả đánh giá chính xác luôn trong từng giai đoạn. Bước đầu ra mắt và tiếp cận công chúng của sản phẩm marketing mang lại hiệu quả truy cập có tốt không, đưa ra ngay những đánh giá, nhận xét, kết quả qua từng giai đoạn để có được kinh nghiệm tốt nhất trong công việc. Điều này cũng nói lên một yêu cầu, rằng người làm marketing du lịch cần có sự sáng tạo cao để thu hút khách hàng, mang tới hiệu quả truyền thông tốt nhất ngay từ bước đầu tiên. Bên cạnh đó, khả năng ứng biến nhanh nhạy cho những trường hợp hi hữu, khi ngay từ đầu, sản phẩm truyền thông không có kết quả tốt, cần có phương án dự trù tốt nhất để đảm bảo kết quả cuối cùng là một chiến dịch marketing du lịch thành công.
Muốn trở thành nhân viên marketing du lịch cần kỹ năng gì?
Ngoài những kiến thức du lịch được học trên trường, để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng trở thành nhân viên Marketing du lịch bạn cần trau dồi thêm các kỹ năng Marketing bổ trợ:
Khả năng giao tiếp, duy trì và phát triển các mối quan hệ
Không giống nhân viên Sale nhưng khi muốn làm Marketer phải biết tương tác với đồng nghiệp và khách hàng tiềm năng của họ. Tất nhiên công cụ liên lạc sẽ linh hoạt tùy theo từng thời kỳ.
Vì thế, nhân viên marketing du lịch cần có kỹ năng ứng xử văn phòng với các nhân viên phòng ban khác để có thể phối hợp tốt nhất trong các chiến dịch. Tất nhiên, Marketing là quảng bá để kiếm khách hàng cho doanh nghiệp, nên ngoài việc nên giữ mối quan hệ tốt đối với đồng nghiệp thì còn nên tự phát triển mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Biến khách hàng chưa có nhu cầu thành khách hàng trung thành của mình. “Năng nhặt chặt bị”, chất lượng lúc nào cũng tốt hơn số lượng, có mối quan hệ thì việc làm cũng suôn sẻ hơn.
Kỹ năng sáng tạo nội dung
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà người làm Marketing phải biết đó chính là là kỹ năng tiếp thị và sáng tạo nội dung (Content marketing). “Content is King” do đó có nội dung chất lượng mới có thể thu hút khách hàng truy cập, tương tác trên website, các mạng xã hội (social media) để tạo ra các chuyển đổi.
Bên cạnh đó, gửi thông tin chương trình bán hàng của công ty qua hình thức email marketing cũng là công cụ hiệu quả nhằm nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Nhất ở ở trong ngành du lịch, người làm Marketing không được “đứng yên”, bạn phải liên tục cập nhật và tạo ra các nội dung sáng tạo để thu hút khách hàng cho công ty. Ngoài nội dung bằng văn bản thông thường, các marketer còn phải sản xuất nội dung bằng nhiều hình thức phi ngôn ngữ như hình ảnh, video,…
=>> Nếu bạn đang tìm hiểu về các công cụ email marketing, hãy tham khảo bài viết: Mailchimp là gì? Hướng dẫn sử dụng Mailchimp cải thiện doanh số hiệu quả
Kỹ năng tiếp cận
Dù là tiếp thị truyền thống hay hiện đại, nhiệm vụ chính của Marketing là tiếp cận với các nhóm, cộng đồng mà xuất hiện khách hàng tiềm năng của công ty. Nhất là marketing trong thời đại số hiện nay, bạn cần phải tiếp cận để:
- Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng
- Lắng nghe của khách hàng
Xây dựng các liên kết
Việc có thể tương tác với các khách hàng chưa biết nhiều tới doanh nghiệp là một kỹ năng quan trọng. Tiếp cận với càng nhiều khách hàng mới giúp bạn có thể đem lại doanh thu cũng như tăng thêm danh tiếng cho doanh nghiệp.
Lời kết
Với những thông tin được chia sẻ trên đây, mong rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành và yêu cầu của một nhân viên marketing du lịch để đưa ra quyết định nghề nghiệp đúng đắn.
Xem thêm những bài viết:
- 5 chiến lược marketing cho sản phẩm du lịch mới bất chấp dịch Covid
Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, Founder của Giải Pháp Marketing. Blog của tôi chia sẻ các kiến thức về Marketing – Khởi nghiệp – Tối ưu chuyển đổi trên website, đúc kết từ hơn 10 năm xây dựng Agency, triển khai cho nhiều lĩnh vực – Công ty từ quy mô Start-up tới tập đoàn. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hotline: 0828822226