Dịch vụ ăn uống ngày càng phát triển nhờ mức sống ngày càng cao của người dân. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà hàng, thương hiệu, buộc các chiến lược marketing nhà hàng phải thay đổi để có thể thích nghi và tồn tại. Cùng tìm hiểu xem marketing nhà hàng là gì và sự thay đổi của các chiến lược marketing cho nhà hàng hậu Covid-19 diễn ra như thế nào nhé!
Mục lục
Marketing nhà hàng là gì?
Marketing nhà hàng là hoạt động quảng bá hình ảnh và thương hiệu, nhằm tăng doanh thu cho các nhà hàng, quán ăn hay dịch vụ kinh doanh đồ uống ẩm thực nói chung.
Marketing nhà hàng là một phần của marketing ẩm thực, chúng hướng đến “chiếc bụng đói” của khách hàng. Nhu cầu ăn uống của con người không thay đổi kể cả khủng hoảng kinh tế hay dịch bệnh Covid-19 có diễn ra.
Dù nhu cầu không đổi, nhưng hình thức thể hiện cần phải không ngừng đổi mới, để có thể đáp ứng đúng với nhu cầu của khách hàng.
Tầm quan trọng của việc lên kế hoạch marketing cho nhà hàng ăn uống
Marketing chính là cách hiệu quả nhất để đưa hình ảnh, thương hiệu nhà hàng đến với nhiều khách hàng hơn. Dù vậy, hoạt động marketing không trực tiếp làm cho nhà hàng tăng doanh số. Hoạt động marketing sẽ gián tiếp định vị thương hiệu cũng như tạo chỗ đứng vững chắc cho nhà hàng trên thị trường, thu về lượng khách hàng tiềm năng lớn và duy trì khách hàng trung thành ở mức ổn định.
Như vậy, tầm quan trọng của một kế hoạch marketing cho nhà hàng đó là:
- Liên kết mong muốn của khách hàng với những nguồn lực sẵn có của nhà hàng, doanh nghiệp
- Tối ưu sản phẩm thích ứng với thị trường
- Nắm vững được thị trường và đối thủ cạnh tranh
Tuy nhiên, mặc dù mang một sứ mệnh trọng đại như vậy, nhưng marketing cũng có 2 mặt của nó. Nếu bạn không có kiến thức chuyên môn và am hiểu thị trường thì sẽ rất dễ đi sai hướng và khiến việc kinh doanh của bạn đi xuống.
Đặc thù của dịch vụ marketing cho nhà hàng
Đặc thù của ngành hàng F&B là nhóm sản phẩm không cấp thiết và có độ trễ trong hành vi tiêu dùng của khách hàng. Các khách hàng cũng trở nên khó tính và cũng dễ lãng quên thương hiệu nếu các chương trình khuyến mãi, bao bì sản phẩm không còn đủ hấp dẫn và bắt mắt.
Khách hàng nhìn thấy hình ảnh đẹp, món ăn ngon trên Facebook hay Instagram, họ sẽ không ngay lập tức lao ra nhà hàng và dùng thử món ăn đó. Thay vào đó họ sẽ ghé nhà hàng hay lựa chọn dịch vụ khi có nhu cầu. Vậy nên để xây dựng kế hoạch marketing nhà hàng hay để đánh giá độ hiệu quả của một chiến dịch marketing nhà hàng cũng cần phụ thuộc vào những đặc thù của ngành hàng này.
=>> Nội dung liên quan: “Bật mí” 6 ý tưởng Marketing ẩm thực sáng tạo, đột phá xu hướng!
Các cách marketing cho nhà hàng phổ biến hiện nay
Dưới đây là một số cách marketing cho nhà hàng phổ biến hiện nay
Marketing 0 đồng
Sử dụng những hình thức minigame, chương trình trao thưởng, đầu tư vào bao bì, đóng gói để tạo ấn tượng về thương hiệu và tiết kiệm ngân sách cho quảng cáo.
Tạo bộ nhận diện thương hiệu đồng bộ trên các kênh
Tập trung phát triển nội dung đa kênh để duy trì tương tác, tăng hiện diện trên mạng xã hội để thu hút khách hàng từ tất cả các kênh.
Đưa cửa hàng lên Google Maps
Đưa cửa hàng lên Google Maps giúp cho việc tìm kiếm cửa hàng dễ dàng hơn, đặc biệt sau khoảng thời gian dài ở nhà và gọi dịch vụ giao hàng, nhiều khách hàng có nhu cầu đến ăn tại quán để tận hưởng bầu không khí quán ăn.
Các xu hướng marketing nhà hàng thời hậu Covid
Mua sắm trực tuyến, đi chợ online
Công nghệ phát triển, đặc biệt là trải qua thời kỳ ở nhà do dịch bệnh, mua sắm trực tuyến đã lên ngôi, thậm chí bạn còn có thể đi chợ online…ngay tại nhà. Nhiều nhà hàng trước đây chỉ phục vụ theo cách bán hàng truyền thống, tức là bán hàng tại chỗ, nay cũng phải thay đổi. Hiện tại, bạn có thể dễ dàng thưởng thức các món ăn truyền thống ngay tại nhà chỉ với một cú click. Các nhà hàng cũng đầu tư hơn vào hình ảnh, bao bì và dịch vụ giao hàng.
Thay đổi thông điệp
Ngoài hình ảnh nổi bật, ưu đãi hấp dẫn, hoạt động marketing của các nhà hàng thời điểm này cũng đưa thêm nhiều thông điệp hướng dẫn bảo vệ bản thân và đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách hàng, tạo sự tin cậy. Các kế hoạch marketing nhà hàng cũng tập trung và duy trì nhiều hơn vào việc quảng bá trên mạng xã hội để khách hàng luôn nhớ đến thương hiệu. Và đặc biệt, có nhiều hơn những nhà hàng đầu tư, chăm chút vào các sản phẩm nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng.
Đa dạng các kênh triển khai marketing
Khi tất cả người dân đều ở nhà, mọi loại hình giải trí và hoạt động đều chuyển lên internet: điện thoại trở thành vật bất ly thân phục vụ cho tất cả mọi loại công việc. Vì vậy, marketing nhà hàng cũng cần tập trung vào việc sáng tạo nội dung trên Social Media, đa dạng các kênh để phủ sóng thương hiệu, tránh rơi vào tình cảnh “lạc lõng” để rồi bị lãng quên giữa muôn vàn nhà hàng, nhãn hiệu sau mùa dịch.
Thể hiện trách nhiệm cộng đồng
Mặc dù Covid-19 đã được chuyển sang mức độ dịch cấp 2, tuy nhiên hiện tại vẫn là thời điểm thích hợp để nhà hàng, doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội như khéo léo lồng ghép các thông điệp bảo vệ sức khỏe. Những đóng góp và thông điệp thể hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp thương hiệu được nhắc đến và tương tác nhiều hơn, từ đó tạo độ thiện cảm, tin cậy và yêu thích cao hơn đối với khách hàng.
Case Study – 7p trong marketing dịch vụ nhà hàng của Burger King
Burger King đã trở thành một bài học sách giáo khoa dành cho những nhà hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thực phẩm với cách áp dụng 7P tài tình của mình. Vậy chiến lược 7P mà Burger King đã áp dụng là gì?
Product – Cá nhân hóa sản phẩm
Burger King có khả năng cạnh tranh đáng gờm bởi tính cá nhân hóa trong từng đơn đặt hàng. Tùy theo khẩu bị mà mỗi khách hàng có thể gọi món với nhiều sự lựa chọn khác nhau từ khoai tây chiên, phô mai, thịt xông khói, các loại sốt, dưa chua…phù hợp với sở thích của cá nhân mình.
Price – Cạnh tranh về giá, chấp nhận sụt giảm lợi nhuận
Với mục tiêu thay thế McDonalds trong thị trường đồ uống giá rẻ chỉ với 1S, một số chi nhánh của hãng này đã tuyên bố giảm giá, chấp nhận việc sụt giảm lợi nhuận.
Place – Đa dạng kênh phân phối
Một trong những hình thức được Burger King lựa chọn để mở rộng chuỗi bán hàng cũng như có nguồn thu chính mỗi năm là nhờ nhượng quyền thương mại.
Với hình thức này, bên nhận quyền sẽ bỏ tiền ra để nhận được toàn bộ “phần khung” của Burger King bao gồm trang thiết bị, bảng chỉ dẫn, bàn ghế, đồ trang trí và công thức chế biến.
Promotion – Quảng bá với những ý tưởng 1-0-2
Burger King chạy không nhiều chiến dịch quảng cáo, song mỗi lần ra mắt chiến dịch mới thì họ luôn khiến cả thế giới phải mắt chữ a mồm chữ o bởi những content…chẳng giống ai.
Gần đây nhất, quảng cáo chiếc Burger mốc meo của Burger King đã khiến người xem phải lắc đầu. Thông điệp của Burger King là đề cao yếu tố tự nhiên, organic và an toàn cho người tiêu dùng bằng việc không sử dụng các chất bảo quản, nguyên liệu nhân tạo trong quá trình chế biến. Khách hàng có những phản ứng rất tích cực với quảng cáo này từ họ, từ đó khẳng định sự tin tưởng và trung thành với thương hiệu này.
Process – Cung ứng dịch vụ khách hàng phù hợp
Mặc dù marketing theo hướng giá rẻ song Burger King vẫn luôn có các sản phẩm dành riêng cho phân khúc khách hàng có tiền và sẵn sàng chi tiền. Những khách hàng này thường thích thể hiện đẳng cấp, địa vị, thích sử dụng những sản phẩm đắt tiền, sang trọng. Do đó, Burger King đã tăng giá bán tất cả các hạng mục trong menu, đặc biệt là khoai chiên kiểu Pháp và nước giải khát.
Bên cạnh đó, Burger King cũng thường xuyên phát triển thêm nhiều chi nhánh để mở rộng tệp khách hàng. Trong hơn 3 năm, Burger King đã mở rộng thêm được hơn 300 cửa hàng và các địa điểm này đều tăng trưởng liên tục.
Physical Evidence – Mở rộng chi nhánh toàn cầu
Bên cạnh hơn 11.900 cửa hàng trên khắp nước Mỹ, ông trùm đồ ăn nhanh này cũng phát triển hơn 16.000 cửa hàng trên 100 quốc gia, thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Burger King phát triển rất nhanh ở nhiều nước châu Á, đặc biệt ở Nhật Bản và Trung Quốc.
Burger King cũng sở hữu một website riêng để cập nhật thông tin, lịch sử phát triển của công ty cũng như các thông tin mới nhất về thực đơn, chương trình khuyến mãi.
People – Con người là nhân tố cốt lõi
Kể đến sự thành công của Burger King thì không thể không nhắc đến sự góp mặt của Daniel Schwartz – CEO của Burger King. Mặc dù xuất thân từ phố Wall, chuyên về kinh tế và tài chính, chưa từng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, song ông đã làm thay đổi cục diện kinh doanh của Burger King.
Việc làm đầu tiên của ông chính là thay đổi lại cơ cấu nhà hàng, trực tiếp đi vào tận trong bếp để tìm hiểu lý do tại sao kinh doanh của Burger King lại “dậm chân tại chỗ” so với các đối thủ ngành fastfood.
Burger King chính là minh chứng cho nghệ thuật kinh doanh nhà hàng với những ý tưởng mới lạ, là bài học “noi gương” dành cho những nhà hàng với chiến lược marketing 7p tài tình của mình.
Với những thông tin bên trên, Giải Pháp Marketing hy vọng đã mang tới bạn các kiến thức về marketing nhà hàng và giúp bạn có được kế hoạch marketing phù hợp cho nhà hàng của bạn hậu Covid-19.
Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, Founder của Giải Pháp Marketing. Blog của tôi chia sẻ các kiến thức về Marketing – Khởi nghiệp – Tối ưu chuyển đổi trên website, đúc kết từ hơn 10 năm xây dựng Agency, triển khai cho nhiều lĩnh vực – Công ty từ quy mô Start-up tới tập đoàn. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hotline: 0828822226