Mục lục
Chiến lược marketing offline của công ty dược phẩm
Hãy bán sản phẩm mà thị trường cần
Chiến lược marketing của công ty dược phẩm để có thể thành công thì trước tiên doanh nghiệp phải chọn đúng sản phẩm thị trường cần. Ngành Dược đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực thực phẩm chức năng và mặt hàng thiết bị y tế. Thêm vào đó tâm lý người bệnh luôn ưa chuộng những sản phẩm thuần tự nhiên, được chiết xuất từ thảo dược, 100% an toàn cho sức khỏe.
Đây có thể sẽ là một gợi ý khá an toàn cho những doanh nghiệp đang muốn đẩy mạnh marketing cho một số sản phẩm tiềm năng của mình.
Tăng cường hệ thống bán lẻ
Điểm yếu của ngành dược nói riêng là khâu phân phối sản phẩm còn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống bán buôn. Điều này khiến tính lệ thuộc cao và rất dễ tạo ra những cơn sốt giá ảo khiến khách hàng quy lưng với sản phẩm hoặc rất dễ rủi ro khi trong quan hệ đôi bên xảy ra trục trặc. Vì vậy hãy thử nghĩ đến một số chiến thuật Offline sau trong chiến lược marketing của công ty dược phẩm:
Mở rộng kênh OTC (bán hàng trực tiếp qua nhà thuốc)
OTC tức là kênh bán hàng trực tiếp qua hệ thống nhà thuốc phân phối trên khắp các tỉnh thành.
Marketing bằng kênh này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp dược phát triển nhanh chóng. Có thể kể đến thành công của một số doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đạt được nhờ bán hàng qua kênh OTC là: Traphaco, dược Hậu Giang,…
Hợp tác phân phối sản phẩm với chuỗi nhà thuốc GPP
GPP (Good Pharmacy Practices) có nghĩa là “Thực hành tốt quản lý nhà thuốc”. Nhà thuốc đạt chuẩn GPP có quy trình đảm bảo chất lượng thuốc được chứng nhận, vì vậy có độ uy tín cao và được khách hàng tín nhiệm. Do vậy, việc hợp các với các đơn vị uy tín này sẽ là một bước đi khá khôn ngoan trong chiến lược Marketing dược phẩm. Xây dựng được mối liên hệ với nhà thuốc GPP còn nhận được sự hậu thuẫn từ chính phủ. Những doanh nghiệp dược phẩm không có khả năng xây dựng chuỗi nhà thuốc riêng nên tham khảo chiến thuật này.
Phân phối thông qua siêu thị thuốc
Việc bán thuốc qua siêu thị sẽ chỉ áp dụng được với các loại thuốc thông thường, không cần kê đơn như thuốc cảm, sổ mũi, vitamin, dược mỹ phẩm… Mô hình kinh doanh này đã khá phổ biến tại Canada, Mỹ…
Chiến lược CSR – Trách nhiệm xã hội của công ty dược phẩm
Hiệu ứng cộng đồng luôn là chìa khóa giúp các doanh nghiệp dược chiếm lĩnh được trái tim của khách hàng. Tham gia vào các hoạt động cộng đồng tại địa phương, làm từ thiện, đóng góp cho các quỹ vì sức khỏe cộng đồng… cũng là cách để quảng bá sản phẩm thuốc vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên hoạt động CSR cần xuất phát từ tâm đức nếu không sẽ “phản tác dụng”.
- 5 vai trò của marketing dược không phải ai cũng biết
Chiến lược marketing online của công ty dược phẩm
Đẩy mạnh bán hàng trực tuyến
Cạnh tranh trên thị trường dược phẩm ngày càng quyết liệt. Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã xóa đi mọi rào cản về không gian và địa lý. Vì vậy, để kích thích việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, chiến lược marketing của các công ty dược phẩm không thể thiếu hoạt động quảng bá trên các kênh mua sắm online như app người tiêu dùng, website thương mại điện tử… để cung cấp thông tin sản phẩm, giá cả sản phẩm cho khách hàng, đồng thời tăng độ phủ cho sản phẩm trên thị trường.
SEO website dược phẩm
Người dùng hiện nay có xu hướng tìm kiếm thông tin về bệnh lý và thuốc trên Google thay vì ra tiệm thuốc hay đến các cơ sở y tế. Vì vậy nếu sản phẩm của bạn tốt, giá cả phải chăng nhưng khách hàng thì không thể tìm thấy sản phẩm của bạn trên Google thì chiến lược marketing dược xem như thất bại một phần.
Vì vậy hãy đầu tư cho dịch vụ SEO để đẩy website lên top 1-2-3 trên công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy bạn. Đứng trên vai người khổng lồ Google, bạn sẽ có nhiều cơ hội để chiến thắng!
Quảng cáo khéo léo
Quảng cáo tuy không mới nhưng là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của công ty dược phẩm. Tuy nhiên, người làm marketing chắc cũng đã hiểu các chính sách quảng cáo vô cùng khắt khe đối với ngành dược phẩm của Facebook và Google.
Nếu bạn đề cập trực tiếp đến các sản phẩm như thuốc, thực phẩm chức năng hay cam kết 100% chữa khỏi hẳn, chữa dứt điểm thì khả năng cao quảng cáo của bạn sẽ sớm bị buộc phải ngừng hoạt động. Cách thường được áp dụng để “né” sự kiểm soát của Facebook hay Google là sử dụng các bài viết chia sẻ kinh nghiệm dẫn dắt người đọc hướng đến sản phẩm một cách khéo léo.
Lưu ý khi triển khai chiến lược marketing cho công ty dược phẩm
- Nhu cầu của khách hàng và chất lượng sản phẩm luôn là ưu tiên số một
- Chú trọng Marketing trên nền tảng di động
- Đặc biệt, content marketing ngành dược phải vừa khoa học vừa cảm xúc
Trong ngành dược, nếu sản phẩm về dược chạm được tới trái tim của khách hàng thì thương hiệu của bạn nhất định sẽ tin tưởng và gắn bó lâu dài. Yếu tố cảm xúc chính phát huy hiệu quả mạnh mẽ nhất trong chiến lược marketing của công ty dược phẩm là cảm xúc sợ hãi – cảm xúc bản năng nhất khiến cho con người phải hành động ngay lập tức.
Việt Nam đã bắt đầu bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Dân số già đi đồng nghĩa với việc chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe sẽ nhiều hơn. Còn với nhóm dân số trẻ, đời sống và thu nhập ngày một cao dẫn đến nhu cầu được chăm sóc sức khỏe cũng cao hơn. Chính vì thế, các công ty dược phẩm tại Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển nếu biết cách xây dựng chiến lược marketing ngành dược hiệu quả và bền vững.
Lời kết
Với những gợi ý chiến lược marketing của công ty dược phẩm trên đây thông qua cả hình thức online và offline, mong rằng bạn đã rút ra được đường đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, để có được một chiến lược marketing phù hợp và có hiệu quả nhất, bạn có thể tìm đến những Agency uy tín để được tư vấn.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Mục tiêu của Marketing Dược
- 5 cuốn sách Marketing Dược phẩm dân ngành phải đọc
- Marketing Dược tuyển dụng như thế nào
Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, Founder của Giải Pháp Marketing. Blog của tôi chia sẻ các kiến thức về Marketing – Khởi nghiệp – Tối ưu chuyển đổi trên website, đúc kết từ hơn 10 năm xây dựng Agency, triển khai cho nhiều lĩnh vực – Công ty từ quy mô Start-up tới tập đoàn. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hotline: 0828822226