T2, 09 / 2020 8:58 sáng | gp_user
Marketing dược khác với Marketing ngành khác như thế nào? Một số người làm Marketing nhiều năm cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng khi áp dụng vốn kinh nghiệm dày dặn này vào ngành dược thì lại không hiệu quả. Vấn đề nằm ở chỗ, Marketing dược có những điểm khác biệt không giống với bất cứ ngành nào khác.

Marketing dược phẩm là gì?

Marketing ngành Dược hay Marketing dược phẩm là chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho các nhà thuốc, cơ sở y tế nhằm mang các sản phẩm, dịch vụ ấy đến gần hơn với người dùng. Nguyên tắc của Marketing ngành Dược là bán đúng đối tượng, đúng loại, đúng giá, đúng nơi. Chính bởi những đặc thù đó, các kế hoạch Marketing dược phẩm bị giới hạn bởi rất nhiều các điều luật liên quan đến quảng cáo, đạo đức, các luật trong từng mặt hàng sản phẩm dược.

Tầm quan trọng của Marketing ngành dược phẩm

Ngân hàng Thế giới gần đây đã công bố một kết quả khá bất ngờ. Tính đến thời điểm năm 2020, thị trường ngành Y tế sức khỏe Việt Nam đã tăng trưởng gấp ba so với năm 2010. Dự báo sẽ sớm vượt qua các nước khác trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Rất nhiều trường đại học trên cả nước đã chính thức đưa Marketing dược trở thành một ngành đào tạo chuẩn. Điều đó cho thấy triển vọng phát triển và vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động Marketing trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm.

Marketing dược khác với Marketing ngành khác như thế nào?

Tuy nhiên, Marketing ngành dược phẩm là một lĩnh vực hết sức đặc thù. Dù bạn có là một Marketer lâu năm đi chăng nữa cũng chắc chắn phải mất một thời gian nhất định để làm quen khi bước chân vào ngành dược. Vậy Marketing ngành dược khác với Marketing ngành khác như thế nào?

Những đặc điểm riêng biệt chỉ có ở Marketing ngành dược

Sáng tạo trong khuôn khổ

Marketing ngành dược khác với Marketing ngành khác ở chỗ nếu như Marketing các ngành kinh doanh thông thường cần thỏa sức sáng tạo, sáng tạo vô giới hạn, càng vượt xa khuôn khổ càng tốt thì Marketing ngành dược lại bị bó hẹp trong rất nhiều quy định về luật pháp, đạo đức và quy chuẩn quảng cáo.

Điều này đòi hỏi người làm Marketing ngành dược trước khi bắt tay vào thực chiến phải đầu tư thời gian cho việc bồi dưỡng chuyên môn về dược phẩm và nắm trong lòng bàn tay các “luật bất thành văn” trong ngành. Điều này giúp người làm Marketing ngành dược sáng tạo ra những câu chuyện Marketing với idea vừa hay vừa đúng luật Dược.

Dị ứng với content bóng bẩy

Ngôn ngữ truyền thông trong Marketing ngành dược nên hạn chế dùng những từ ngữ hay hình ảnh bóng bẩy, giật gân. Tránh những từ ngữ mang tính chất khẳng định tuyệt đối như dứt điểm, khỏi hẳn, tận gốc, cam kết 100%… hoặc những từ ngữ “nhạy cảm” như thuốc lá, rượu, sẹo, giảm mỡ, tình dục, sinh dục… Đặc biệt là trong Content quảng cáo.

Những ai đã từng chạy quảng cáo cho các sản phẩm thực phẩm chức năng hay thuốc Đông Y chắc hẳn không dưới một lần sửng sốt khi quảng cáo đang “ngon lành cành đào” thì bất ngờ bị lỗi, bị Facebook khóa tài khoản. Thậm chí, bài quảng cáo thuốc hay chưa kịp “lên sàn” thì đã bị “tắt thở” khi vừa set up xong. Content Marketing trong ngành dược phẩm không khéo thì rất dễ dính tới vi phạm chính sách. Đó chính là một kiểu “dị ứng” đặc trưng trong Marketing ngành dược mà các Marketer cần hết sức lưu ý.

Marketing dược khác với Marketing ngành khác như thế nào

>>>Xem thêm: Các chiến lược Digital Marketing

Nguyên tắc 5 Đúng

  • Đúng thuốc: Đúng dược chất – Đúng hàm lượng – Đúng liều _ Đảm bảo chất lượng
  • Đúng số lượng: Số lượng thuốc theo yêu cầu – Quy cách bao bì chuẩn
  • Đúng lúc: Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng mọi lúc mọi nơi
  • Đúng giá: Bán đúng giá niêm yết của sản phẩm
  • Đúng quy chế: Duy trì mối quan hệ giữa các kênh phân phối – Thuốc kê đơn do bác sĩ khám, kê đơn, nhà thuốc phân phối

Mưa dầm thấm lâu

Với các ngành kinh doanh thông thường, Marketing thường được lên kế hoạch theo mùa hoặc các chiến dịch đột phá mang tính chất “đánh nhanh thắng nhanh”. Tuy nhiên, ngành dược thì lại cần “mưa dần thấm lâu” với những chiến dịch Marketing mang tính chất dài hạn.

Bản chất của ngành dược liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng con người, vậy nên phải làm sao để lấy được niềm tin của khách hàng chính là điểm mấu chốt trong mọi kế hoạch Marketing ngành dược phẩm. Niềm tin lại được xây dựng bằng uy tín và hình ảnh thương hiệu nên khó mà có thể tạo được một cách nhanh chóng.

Emotion Marketing (Marketing cảm xúc)

Marketing dược khác với Marketing ngành khác như thế nào

Marketing thời trang cần đánh vào yếu tố thẩm mỹ. Marketing ẩm thực cần đánh vào “chiếc bụng đói” của khách hàng. Marketing dược phẩm không những phải bám vào chất lượng mà còn cần đánh trúng tâm lý khách hàng bằng cách tạo ra những giá trị cảm xúc chân thực. Chính bởi vậy mà trong Marketing ngành dược luôn đề cao một triết lý rất nổi tiếng: “Đừng bán thuốc hãy bán hy vọng”.

>>> Tìm hiểu thêm: Công cụ Email Marketing

Quy trình viết content đặc biệt trong ngành dược phẩm

Quy trình viết content chuẩn được áp dụng khá hiệu quả trong Marketing dược là:

  • Bước 1: Cá nhân hóa đối tượng tiếp cận bằng cách đưa ra triệu chứng
  • Bước 2: Nêu lên biến chứng nguy hiểm để đánh vào nỗi sợ hãi của người bệnh
  • Bước 3: Đưa ra những phương án giải quyết vấn đề
  • Bước 4: Củng cố lòng tin bằng những số liệu đáng tin cậy, lời khuyên từ chuyên gia hay trải nghiệm thực tế từ khách hàng

Là một ngành dịch vụ cung cấp sản phẩm đặc biệt khi dùng để chữa bệnh và chịu sự quản lý chặt chẽ từ nhiều bên, giấy tờ phức tạp, không được quảng cáo tràn lan và điều quan trọng nhất mà Dược phẩm cần xây dựng là sự an toàn. Nhưng nếu doanh nghiệp nào cũng nói rằng sản phẩm của mình an toàn và “chữa được bệnh” (quảng cáo lí tính) thì không thể nào chạm được đến trái tim người bệnh. Bởi hiện tại Marketing cảm xúc mới là xu hướng dẫn đầu trong Marketing ngành dược.

Vân Đinh – Chuyên viên Marketing
Bài viết cùng chuyên mục