T5, 06 / 2021 9:36 sáng | gp_user
Marketing dần trở nên phổ biến với nhiều ngành hàng vì các công ty cùng ngành mọc lên như nấm sau mưa. Cạnh tranh không chỉ dựa trên chất lượng sản phẩm mà còn phải thắng trong tâm trí người tiêu dùng. Có thể chúng ta đã quen với các thuật ngữ: Marketing là gì, PR như thế nào, 4P trong Marketing du lịch,… Tuy nhiên, riêng với ngành dịch vụ du lịch, yêu cầu trở nên cao hơn vì sản phẩm có đặc tính vô hình, khó đo lường. Vì vậy ta có sự ra đời của chiến lược 7P trong Marketing du lịch, dựa trên nền tảng 4P.

Dựa trên cơ sở của 4P, marketing 7P được phát triển và thường được áp dụng trong những ngành dịch vụ. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về chiến lược 7P trong marketing du lịch được áp dụng như thế nào!

Ngoài 4 yếu tố ban đầu, chiến lược 7P được phát triển thêm 3 yếu tố mới bao gồm:

7p trong marketing dịch vụ du lịch

Product (sản phẩm)

P này đề cập đến một sản phẩm mà người tiêu dùng cần và muốn mua, là trung tâm của chiến dịch marketing mix. Thông thường, sản phẩm là hữu hình. Tuy nhiên, trong ngành dịch vụ, sản phẩm mang tính vô hình, không đồng nhất, không tách rời. Hơn nữa, sản phẩm dịch vụ có tính mau hỏng và không dự trữ được. 

Do đó, cảm nhận của khách hàng là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự đo lường chất lượng của sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp. Mức độ hài lòng càng cao thì chứng minh sản phẩm đó càng tốt.

Tìm hiểu: Chiến lược marketing cho sản phẩm du lịch mới

Price (Giá cả)

chiến lược 7P trong marketing du lịch
Giá cả của sản phẩm dịch vụ du lịch cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Trong chiến lược 7P trong marketing du lịch, P này liên quan đến việc đưa ra một mức giá có lợi nhuận cho công ty nhưng vẫn hấp dẫn đối với khách hàng và có khả năng cạnh tranh trong thị trường. Giá cả của sản phẩm dịch vụ du lịch cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Vị trí địa lý của điểm đến.
  • Phương tiện và đơn vị vận chuyển.
  • Tính thời vụ (được cho là yếu tố quan trọng nhất trong việc định giá).
  • Định giá đối thủ cạnh tranh.

Nói chung, ngành du lịch phải định giá dựa trên hai cấp độ. Cấp độ đầu tiên phải thỏa mãn chiến lược tiếp thị bao gồm định vị sản phẩm, lợi tức dài hạn từ các khoản đầu tư, hiệu quả chi phí, v.v. Cấp độ thứ hai liên quan đến các hoạt động chiến lược và vai trò marketing du lịch trong đó giá được điều chỉnh để tương ứng với nhu cầu và cạnh tranh.

Việc định giá cuối cùng của doanh nghiệp lữ hành cần phải tính đến chi phí nhân sự, vật liệu và chi phí chung để thỏa mãn được 2 cấp độ trên.

Place (địa điểm)

Địa điểm là nơi khách hàng mua dịch vụ và là nơi giúp họ đánh giá chất lượng dịch vụ đó. Doanh nghiệp nên suy nghĩ về nơi đặt địa điểm công ty. Bởi không khách hàng nào lại bỏ ra nhiều tiếng đồng hồ di chuyển chỉ để đến nghe tư vấn, vì vậy địa điểm phù hợp sẽ tạo sự tiện lợi và giúp khách hàng tiết kiệm thời gian.

Do các sản phẩm của dịch vụ du lịch là vô hình nên doanh nghiệp nên đầu tư vào xây dựng website chi tiết, giúp cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng và cũng sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Chiến lược 7P trong Marketing du lịch
Place không chỉ là địa điểm đặt công ty mà còn là nơi hiển thị của các sản phẩm lữ hành

Promotion (Quảng cáo)

Chữ P tiếp theo trong chiến lược 7P trong marketing du lịch là quảng cáo. Chương trình quảng cáo để cung cấp thông tin và thu hút khách du lịch tiềm năng. Có vô số phương thức quảng cáo nhưng trước khi làm một chiến dịch bạn nên trả lời một số câu hỏi: 

  • Khách hàng đang hoạt động mạnh ở những kênh nào? (ví dụ: các kênh mạng xã hội, blog, nguồn thông tin, sự kiện)
  • Khách hàng đang mong đợi những loại khuyến mãi nào? 
  • Có cách nào để đổi mới với cách quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình không?

People (Con người)

Ngành Du lịch chủ yếu dựa vào con người để vận hành sản phẩm. Trong marketing dịch vụ, khách hàng gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa nhân viên tư vấn và dịch vụ cung cấp. Điều đó cho thấy rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp du lịch. Vì vậy, bất kỳ nhân viên nào có khả năng tiếp xúc với khách hàng đều phải được đào tạo bài bản.

chiến lược 7P trong marketing du lịch

Process (quy trình)

Process đề cập đến các giai đoạn khác nhau của một quy trình cung cấp một dịch vụ cho khách hàng. Các dịch vụ trong gói du lịch cần được đặt trước để cung cấp theo lời hứa của doanh nghiệp và yêu cầu của khách hàng. Vì sản phẩm du lịch không thể được giữ trong kho và sẵn sàng mua bất cứ lúc nào.

Với tư cách là điều hành tour du lịch, bạn cần đảm bảo rằng tất cả các giai đoạn của quy trình trước khi cung cấp dịch vụ đều được lên kế hoạch và thực hiện tốt nhất có thể.

Quy trình hoạt động của hầu hết các điều hành tour như sau:

  • Cung cấp thông tin về tour: Thông tin liên quan đến tour phải đến được khách hàng tiềm năng để họ có thể tìm kiếm thông tin về chuyến du lịch mà học đang mong muốn tiến hành.
  • Thu thập thông tin điểm đến: Đây là một loạt các thao tác cần thiết để lập kế hoạch cho một chuyến tham quan.
  • Liên lạc với các nhà cung cấp dịch vụ: Trước khi bán chuyến du lịch cho khách hàng, bạn phải ký hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau bao gồm các ng ty vận tải, khách sạn, xe đưa đón tham quan, v.v.
  • Lập kế hoạch và chi phí cho các chuyến tham quan: Khi các hợp đồng và sắp xếp được hoàn tất, bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch và chi phí cho tour du lịch. Điều đó sẽ phụ thuộc vào các tour du lịch được chọn cũng như yêu cầu cá nhân.
  • Đặt vé: Điều này thường liên quan đến hệ thống đặt chỗ trực tuyến và phần mềm đặt chỗ.

Xem thêm: Marketing du lịch thời đại số

Physical evidence (Điều kiện vật chất)

Đây là chữ P cuối cùng nhưng lại vô cùng quan trọng. Vì dịch vụ du lịch có đặc tính vô hình, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ cố gắng kết hợp các yếu tố hữu hình nhất định để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp có thể làm nổi bật điều kiện vật chất từ feedback của những khách hàng trước đây trong brochure và tận dụng hình ảnh thực tế càng nhiều càng tốt. Lợi dụng lợi thế về điều kiện vật chất tại điểm đến sẽ tác động đến sự hứng khởi của khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng ra quyết định mua hơn. 

Lời kết

Phát triển trên chiến lược 7P trong Marketing du lịch, chúng ta được biết thêm chiến lược mở rộng hơn: 8P . Dù là 4P, 7P hay 8P trong Marketing, các nhà Marketing cũng phải vận dụng thật linh hoạt, không nên rập khuôn vì Du lịch Việt Nam đang rất tiềm năng nhưng cách khai thác còn quá cũ. Nắm bắt và áp dụng đúng mô hình marketing mix 7P trong du lịch giúp doanh nghiệp phát triển toàn diện và bền vững hơn trong ngành.

Mong rằng bài viết đã chia sẻ những kiến thích bổ ích cho bạn đọc từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm riêng để áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Để có được một chiến lược marketing tổng thể chuyên nghiệp cho công ty du lịch của mình, bạn cũng có thể tìm đến công ty Marketing Agency để có những giải pháp hiệu quả nhất.

>>> Học quản trị du lịch có thể làm marketing du lịch không

Bài viết cùng chuyên mục