T5, 05 / 2022 8:40 sáng | gp_user
Bắt đầu du nhập vào thị trường Việt Nam từ 10 năm trước, và nở rộ đặc biệt vào năm 2017, tuy đến nay đã bước qua giai đoạn cực thịnh nhưng kinh doanh trà sữa vẫn là một thị trường béo bở cho những ai muốn tham gia vào lĩnh vực F&B.

Dấn thân vào kinh doanh trà sữa không phải là điều dễ dàng đối với những nhà đầu tư tay ngang, vì vậy một lựa chọn khác mà họ có thể cân nhắc là mua lại nhượng quyền các thương hiệu đã sẵn có trên thị trường cùng với toàn bộ quy trình cũng như hệ thống hoạt động. Theo chuyên trang thông tin dành cho ngành kinh doanh ẩm thực FnB Việt Nam, có những mức giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa nổi tiếng tại Việt Nam như sau.

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là chiến lược phát triển thương hiệu đa phương tiện, bao gồm marketing, phân phối và kinh doanh sản phẩm. Trong đó, đơn vị sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) cấp phép cho cá nhân hoặc tập thể (bên nhận quyền) quyền kinh doanh tài sản trí tuệ của bên sở hữu. Mục đích của nhượng quyền thương hiệu giúp tăng giá trị nhận diện thương hiệu tới công chúng, cũng như gia tăng về tài chính giữa đôi bên.

Việc kinh doanh dựa trên nhượng quyền thương hiệu sẽ có hình thức thu phí theo năm. Cụ thể, bên nhận quyền sẽ phải chi trả “phí tài sản trí tuệ” cho bên nhượng quyền khi kinh doanh trên sản phẩm đó. Hoặc đối với đơn vị nhượng quyền hoàn toàn, phía nhận quyền sẽ mua lại thương hiệu với giá cả thỏa thuận, chính thức sở hữu thương hiệu và được kinh doanh có cấp phép với tài sản trí tuệ đó.

Nhượng quyền thương hiệu giúp mang lại hiệu quả tối ưu trong kinh doanh
Nhượng quyền thương hiệu giúp mang lại hiệu quả tối ưu trong kinh doanh

Ưu và nhược điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền

Với hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, cả chủ thương hiệu và đơn vị đối tác nhượng quyền đều có được ưu, nhược điểm trong hiệu quả kinh doanh:

Đối với chủ sở hữu thương hiệu

Ưu điểm

  • Giúp mở rộng quy mô kinh doanh thương hiệu và phân phối hệ thống đại lý một cách nhanh chóng nhất.
  • Tiết kiệm tối đa chi phí phát triển thị trường, đồng thời thu được 1 khoản lợi nhuận ổn định từ phí nhượng quyền.
  • Tạo dựng lên một hệ thống liên kết bền bỉ, mạnh mẽ trên sàn thương mại và tài chính.
  • Thâm nhập hiệu quả đầu tư và thăm dò thị trường mới một cách nhanh chóng với rủi ro chi phí thấp nhất.
  • Tận dụng được tối đa nguồn lực địa phương để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hay pháp lý nào.

Nhược điểm

  • Gần như mất quyền kiểm soát và quyền năng kinh doanh đối với mặt bằng đang kinh doanh thương hiệu.
  • Có thể dẫn đến sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh thương hiệu.
  • Dễ thiên vị cho một bên nhượng quyền nào đó trên các lý do khách quan.
  • Nếu đơn vị nhận quyền hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng tới địa vị và uy tín của thương hiệu.

Đối với đối tác nhượng quyền

Ưu điểm

  • Hoạt động kinh doanh thương hiệu lớn, có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ hơn rất nhiều so với việc tạo ra một thương hiệu tương đương.
  • Giảm thiểu tối đa các rủi ro khi xây dựng một thương hiệu mới.
  • Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống sản xuất được chuẩn hóa, đảm bảo quy trình.
  • Hệ thống tài chính và sổ sách kế toán được thực hiện theo chuẩn mực.
  • Được đào tạo về quản lý và điều phối kinh doanh hiệu quả.
  • Được hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị, sự kiện ra mắt, chương trình khuyến mãi của sản phẩm.
  • Quảng cáo tại các địa điểm bán hàng.
  • Được sở hữu các hoạt động hỗ trợ thống nhất, trọn gói.
  • Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm hiệu quả và đồng bộ.

Nhược điểm

  • Đơn vị sẽ kinh doanh trên thương hiệu “không phải là của mình”.
  • Sẽ phải chia sẻ rủi ro kinh doanh với đơn vị nhượng quyền.
  • Đối mặt với sự bùng nổ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng một hệ thống.
  • Phải hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được quy định trước từ đơn vị nhượng quyền.
  • Hạn chế phát huy khả năng sáng tạo trong kinh doanh của đơn vị.

Chi phí mở quán trà sữa nhượng quyền là bao nhiêu?

Theo tính toán dựa trên lý thuyết và thực tế kinh doanh, chi phí mở quán trà sữa nhượng quyền sẽ dự kiến trong khoảng tài chính 1,2 –

2,9 tỷ đồng, với khoản chi phí nhượng quyền chiếm tối đa, lên đến 300 – 500 triệu đồng.

Những khoản chi trong chi phí nhượng quyền kinh doanh trà sữa bao gồm:

Phí nhượng quyền

Chi phí cho khoản chi này thông thường ở mức 80 triệu VNĐ/ 3 năm, tùy vào vị trí kinh doanh và mặt bằng ở những khu vực tỉnh thành khác nhau sẽ cho mức phí khác nhau. Đây là phí được định mức sau sau khi thanh toán, đơn vị nhận quyền có quyền sử dụng thương hiệu và kinh doanh trong 3 năm.

Sau thời hạn 3 năm, nếu bên nhận quyền vẫn muốn tiếp tục kinh doanh, hai bên sẽ đàm phán để gia hạn hợp đồng. Thời điểm này mức phí nhượng quyền có thể được thương lượng tiếp tùy thuộc vào tình hình kinh tế thực tại. Ngoài ra, với hình thức nhượng quyền vĩnh viễn cho một cửa hàng, hợp đồng sẽ có hiệu lực không thời hạn, bên nhận quyền chỉ cần thanh toán một lần phí và sẽ được toàn quyền kinh doanh trên thương hiệu đó.

Ví dụ: Phí nhượng quyền dùng vĩnh viễn cho một cửa hàng của trà sữa DingTea có giá 20.000 USD.

Tocotoco - thương hiệu trà sữa nhượng quyền của Việt Nam
Tocotoco – thương hiệu trà sữa nhượng quyền của Việt Nam

Phí giám sát hàng tháng

Tùy từng khu vực, tỉnh thành mà mức phí này sẽ có sự linh động. Tuy nhiên, giá cao nhất cho nó là 30 triệu VNĐ/năm. Đây được coi là phí mà phía công ty sở hữu thương hiệu sẽ tư vấn cho cửa hàng về nghiệp vụ, chính sách ưu đãi, phí cùng doanh nghiệp PR thương hiệu trên các trang báo chí,…

Chi phí nguyên liệu

Với nguyên liệu trà sữa kinh doanh, cửa hàng bắt buộc phải lấy từ đơn vị nhượng quyền. Trung bình cho mức phí này rơi vào khoảng 20.000 – 30.000 USD/ 3 tháng. Với 3 tháng đầu, chi phí nhập nguyên liệu là bắt buộc với 1 lượng nhất định. Sau đó sẽ tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của cửa hàng để nhập nguyên liệu tương ứng.

BoBaPoP - Thương hiệu trà sữa Đài Loan nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam
BoBaPoP – Thương hiệu trà sữa Đài Loan nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam

Chi phí cho máy móc, thiết bị pha chế

Khi nhượng quyền trà sữa, các loại máy móc pha chế của cửa hàng sẽ được đơn vị nhượng quyền hướng dẫn mua hoặc cung cấp theo đúng quy trình hoạt động. Chi phí cho vật tư này rơi vào khoảng 100 – 200 triệu VNĐ.

Chi phí nhân sự

Tùy vào mô hình kinh doanh lớn hay nhỏ, địa điểm kinh doanh mà nhân sự cần thiết sẽ khác nhau. Mức chi phí đầu tư nhân sự thường dao động khoảng 500 triệu VNĐ/năm.

Chi phí sửa chữa, thiết kế và hao mòn thiết bị

Để đầu tư một quán trà sữa địa điểm tốt, không gian đẹp thu hút giới trẻ, chi phí đầu tư thuê mặt bằng, decor không gian vô cùng tốn kém, khoảng 400 triệu – 1 tỷ VNĐ.

Lưu ý cho đơn vị nhận quyền, quy định về mặt bằng cho thương hiệu trà sữa yêu cầu diện tích tối thiểu 50m2, nằm ở vị trí trung tâm, đông dân cư hoặc khu tập trung trường học, kinh doanh thương mại. Với mặt bằng trà sữa tại khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, diện tích nhỏ hơn 50m2 vẫn có thể được duyệt kinh doanh.

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa Gong Cha

Gong Cha là thương hiệu trà sữa đến từ Đài Loan, nổi tiếng bởi sự lâu đời và giá trị thương hiệu cao. Tuy nhiên, thương hiệu này không lựa chọn mở rộng ồ ạt mà khá thận trọng trong vấn đề nhượng quyền. Các cửa hàng nhận nhượng quyền của Gong Cha thường xuyên được chuyên gia của hãng đến kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng cũng như giữ thương hiệu đắt giá của mình.

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa Gong Cha

Cho đến hiện tại, ở Việt Nam có 45 cửa hàng Gong Cha đang hoạt động (và 1 cửa hàng sắp mở tại Nha Trang).

=> Tổng chi phí nhượng quyền thương hiệu: Khoảng 3 tỷ VND <=

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa Ding Tea

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa Ding Tea

Ding Tea xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2013, và cho đến nay, là một trong những cửa hàng trà sữa được ưa thích nhất. Giá trị thương hiệu của Ding Tea cao khi đây được coi là thương hiệu trà sữa lớn nhất Đài Loan, được nhiều người ưa chuộng tin dùng. Bởi lẽ đó, chi phí nhượng quyền của Ding Tea không hề nhỏ.

=> Chi phí nhượng quyền vĩnh viễn cho 1 cửa hàng: 20.000USD (khoảng 450 triệu VND) <=

Xem thêm: Chiến lược định vị thương hiệu của Pepsi

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa ToCoToCo

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa ToCoToCo

Là một thương hiệu của Việt Nam nhưng Tocotoco cũng nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng không kém các hãng nước ngoài. Thương hiệu trà sữa này được đánh giá cao nhờ đánh vào tâm lí công ty Việt, cộng thêm mức giá đồ uống hợp lý.

=> Chi phí nhượng quyền: 160-300 triệu VND/3 năm (tùy khu vực chiến lược) <=

Xem thêm: Vai trò của định vị thương hiệu

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa Royaltea

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa Royaltea

Thương hiệu trà sữa được yêu thích từ Hồng Kông này bước chân vào thị trường Việt Nam năm 2017. Chen chân vào thị trường khi đã có quá nhiều hãng lớn đang làm mưa làm gió nhưng Royaltea vẫn tồn tại và ngày càng mở rộng với đông đảo các cửa hàng nhượng quyền.

=> Ngân sách Royaltea yêu cầu chủ đầu tư: tối thiểu 1-1,2 tỷ VND <=

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa Leetee

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa Leetee

Tuy là cái tên mới trong thị trường trà sữa nhưng Leetee cũng là một điểm đến ưa thích của nhiều bạn trẻ. Thương hiệu nổi bật với màu hồng chủ đạo này cũng bắt đầu mở nhượng quyền từ năm 2018.

=> Chi phí nhượng quyền: 300 triệu VND/3 năm <=

Tham khảo thêm: Bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa Goky

Giữa làn sóng ồ ạt của các thương hiệu của Đài Loan, Goky được nhiều người tiêu dùng tìm đến do đây là thương hiệu đến từ Nhật Bản, mang hương vị khác biệt. Để được nhận nhượng quyền Goky, các mặt bằng cần phải nằm ở mặt tiền lô góc hoặc có mặt tiền tối thiểu 5m.

=> Chi phí nhượng quyền: 600-800 triệu VND <=

Xem thêm: Phân tích khách hàng mục tiêu

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa House of Cha

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa House of Cha

Là một thương hiệu tương đối có tiếng đến từ Đài Loan, House of Cha cho đến hiện tại đã có 32 cửa hàng nhượng quyền trải dài trên khắp Nam. Mặt tiền ít nhất 4m, tổng diện tích mặt sàn tối thiểu là 50m2, nằm trên trục đường chính đông đúc dân cư… là những yêu cầu House of Cha đặt ra cho các chủ đầu tư.

=> Chi phí nhượng quyền: 80-300 triệu VND, tùy từng khu vực <=

Giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa The Alley

Thương hiệu trà sữa Đài Loan ra đời năm 2013 này đã xuất hiện trên nhiều quốc gia, đặc trưng với đồ uống phục vụ trong cốc đế tròn. Các chủ đầu tư muốn nhận nhượng quyền The Alley cần đạt được một số yêu cầu nhất định về vị trí, địa điểm mở quán.

=> Chi phí nhượng quyền: 600 triệu – 1,2 tỷ VND <=

Bên trên là những mức giá nhượng quyền thương hiệu trà sữa mà Giải pháp marketing cho doanh nghiệp muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp các nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn và phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!

 

BÀI VIẾT HỮU ÍCH

Bài viết cùng chuyên mục