T3, 11 / 2021 5:17 chiều | gp_user
Shopee trở thành sàn thương mại thu hút nhiều khách hàng nhất hiện nay. Để đạt được thành công trên thương mại điện tử đầy tiềm năng tại Việt Nam shopee cần có xây dựng những chiến lược marketing. Vậy hãy cùng tìm hiểu về chiến lược marketing của Shopee trong bài viết này.

Mặc dù xuất hiện sau trên sàn thương mại điện tử nhưng Shopee vẫn vượt mặt các đối thủ cạnh tranh và dẫn đầu với số lượng người truy cập và mua sắm online. Vậy chiến lược marketing của Shopee là gì mà khiến họ thành công như vậy trên thị trường Việt Nam?

Chiến lược marketing của Shopee

Phân tích chiến lược marketing của Shopee tại Việt Nam

Shopee đã sử dụng mô hình 4P để áp dụng vào chiến lược marketing mix của Shopee tại Việt Nam rất thông minh và đem lại hiệu quả cao. Vậy cùng tìm hiểu về mô hình marketing mix này.

Chiến lược marketing của Shopee tại Việt Nam

Product – Sản phẩm

Với vai trò là sàn thương mại điện tử cho nên sản phẩm phẩm chính đó là cung cấp dịch vụ giữa người bán và người mua. Trong chiến lược marketing của Shopee để thu hút khách hàng sẽ tập trung vào phát triển ứng dụng trên từng quốc gia. 

Shopee luôn nắm bắt được nền tảng toàn cầu hóa và tối ưu ngôn ngữ, thiết kế giao diện đẹp, dễ sử dụng. Đối tượng mục tiêu mà Shopee hướng đến là dịch vụ chăm sóc cá nhân như mỹ phẩm, thời trang,..Đây được xem là cách khai thác sản phẩm thông minh.

Tham khảo thêm: Chiến lược phát triển sản phẩm của Unilever

Price – Giá

Một trong yếu tố quan trọng trong chiến lượng marketing Shopee mang đến đó là mức độ cạnh tranh giá. Nhất là khi thị trường thương mại điện tử đang ngày càng trỗi dậy với đa dạng loại hình như hiện nay. Giá cạnh tranh với các đối thủ sẽ rất phù hợp, Shopee sử dụng cách kích thích chủ shop kinh doanh có giá ưu đãi để đăng ký thành viên Shopee và hỗ trợ phí ship, ship COD miễn phí.

Xem thêm: Chiến lược định giá sản phẩm

Place – Kênh phân phối

Sử dụng nhiều kênh phân phối trực tuyến trong chiến lược marketing mang lại hiệu quả. Shopee cập nhật liên tục ứng dụng trên điện thoại, máy tính,..Tất cả các kênh thương mại mà Shopee xây dựng đều có trải nghiệm tốt, truy cập mua hàng, đăng ký bán hàng bất kỳ đâu.

Promotion – Quảng bá

Để đạt được thành công lớn trên sàn thương mại không thể bỏ qua được chiến lược quảng bá. Hệ thống Shopee đã xây dựng các chiến dịch truyền thông marketing trên các nền tảng lớn tại Việt Nam như Facebook, Tiktok, Youtube, Google,… Ngoài ra còn sử dụng truyền thông cộng đồng như tivi, quảng cáo,…

Chiến dịch tiếp thị liên kết cũng được Shopee đẩy mạnh để giúp khách hàng mua sản phẩm thành công và tiết kiệm chi phí. 

Có thể bạn quan tâm: Đăng ký affiliate marketing

Chiến lược marketing của Shopee hỗ trợ người bán

Chiến lược marketing của Shopee
Ứng dụng Shopee được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng

Shopee luôn nỗ lực cải thiện và đưa ra các giải pháp đem lại trải nghiệm tốt nhất cho cả người bán, người mua. Đối với chiến lược marketing của Shopee đó là đưa ra các giải pháp phù hợp để hỗ trợ người bán hàng lớn, vừa, nhỏ.

  • Các ngày siêu mua sắm của Shopee sẽ hỗ trợ các gói dịch vụ đối với tất cả người bán hàng đăng ký thành viên để đưa ra chiến dịch cho ngày siêu giảm giá. Đây không chỉ đem lại lợi nhuận cho người bán, khách hàng, Shopee.
  • Sử dụng chiến dịch kết nối quốc tế: Việc kết nối với các thương hiệu quốc tế trên toàn cầu đem lại thành công lớn. Từ đó, thị trường của Shopee ngày càng bước tiến xa hơn.

Khách hàng mục tiêu của Shopee trong chiến lược marketing 

Trong chiến lược marketing của Shopee tại Việt Nam nhằm cung cấp dịch vụ giúp khách hàng trải nghiệm tốt nhất. Khách hàng mục tiêu của Shopee là yếu tố trọng tâm để thu hút người dùng.

Shopee sử dụng dữ liệu công nghệ mới để lưu thông tin trên website, hành vi mua sản phẩm của khách hàng. Ngoài việc tập trung vào giá cả cạnh tranh, thương hiệu thì người bán có thể áp dụng phương thức này để tạo mối quan hệ với người mua hàng.

Shopee tích hợp việc mua sắm, xã hội hóa giúp khách hàng và người bán có thể kết nối tương tác trực tiếp với nhau thông qua tính năng: 

  • Phát trực tiếp
  • Chơi game trong ứng dụng
  • Cung cấp dữ liệu cho phép người dùng chia sẻ nội dung về giá.
  • Trò chuyện trực tiếp với người bán hàng.

Tại sao Shopee lại thay đổi cục diện thương hiệu?

Các chiến lượng marketing Shopee đưa ra đều đem lại thành công lớn và trở thành chỗ đứng vượt qua cả Lazada, Tiki, Sendo,..

Sử dụng người nổi tiếng

Sử dụng người nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo không còn xa lạ. Tuy nhiên, để áp dụng như nào đạt được thành công mới quan trọng. Shopee sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để chọn lọc người nổi tiếng đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Mời những người có sức ảnh hưởng lớn và lượng fan đông đảo như Sơn Tùng MTP, Blackpink, Bảo Anh,..làm gương mặt thương hiệu.

Chiến lược marketing của Shopee
Sử dụng người nổi tiếng làm đại diện thương hiệu 

Tham khảo thêm: Cách lựa chọn Influencer phù hợp với từng mục tiêu marketing

Chiến dịch miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển là một chiến dịch marketing của Shopee đem lại hiệu quả cao nhất. Nắm bắt được tâm lý chung của khách hàng khi lựa chọn mua hàng online và trực tiếp đó là phí vận chuyển. Nếu phải bỏ một số tiền mua sản phẩm online không cần phải chi thêm phí chắc chắn khách hàng sẽ lựa chọn mua hàng online vừa tiện lợi, nhanh chóng. Vì vậy, Shopee liên tục đẩy mạnh chiến dịch miễn phí vận chuyển để quảng bá dịch vụ.

Sử dụng slogan bắt trend

Để đạt được thành công Shopee còn sử dụng Slogan bắt trend, ngắn gọn như thích Shopping, lướt Shopee rất dễ thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, Shopee còn áp dụng Slogan mang thông điệp ý nghĩa đến với người tiêu dùng.

Tham khảo ngay: Các slogan ấn tượng về kinh doanh

Trên đây là một số thông tin về chiến lược marketing của Shopee. Hy vọng với chia sẻ thông tin trong bài viết này mà Giải Pháp Marketing chia sẻ sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về cách lên kế hoạch kinh doanh và áp dụng đúng để đạt thành công.

 

BÀI VIẾT HỮU ÍCH

Bài viết cùng chuyên mục