Theo Mark Zuckerberg, Facebook đã hợp tác cùng 27 tổ chức trên thế giới, thiết lập Hiệp hội phi lợi nhuận Libra Association để cho ra mắt Tiền điện tử Libra. Vai trò của đồng tiền ảo này sẽ là tạo ra một nền tảng thanh toán toàn cầu, thúc đẩy giao dịch không dùng tiền mặt và phục vụ hàng tỷ người có nhu cầu tài chính không phụ thuộc vào ngân hàng. Mặc dù chưa ra mắt nhưng Libra đã được hỗ trợ bởi các tên tuổi lớn trong ngành tài chính như MasterCard, Visa, PayPal, PayU, Stripe… Các dịch vụ tiện ích thuộc nhiều lĩnh vực như eBay, Lyft, Uber, Spotify… cũng nằm trong danh sách có hỗ trợ thanh toán bằng Libra.
Mục lục
Tiền điện tử Libra hoạt động thế nào?
Dự kiến để sở hữu Libra, người dùng cần cung cấp thông tin cá nhân được chính phủ xác nhận để được lập tài khoản. Nói đơn giản hơn, bạn cần có chứng minh thư và cung cấp các thông tin cơ bản nhất. Nhiều nhận định cho rằng nếu Facebook muốn đưa Libra tiếp cận với hàng tỷ người như tuyên bố của họ thì thủ tục để sở hữu Libra càng đơn giản càng tốt. Facebook cũng cam kết sẽ đảm bảo mật thông tin người dùng, không cung cấp dữ liệu cho bất cứ tổ chức nào khác mà không được sự đồng ý của khách hàng.
Người dùng có thể truy cập ví tiền điện tử Libra thông qua Facebook Messenger, WhatsApp và một ứng dụng độc lập mang tên Calibra. Tiền Libra sẽ được quy đổi từ tiền thật, lưu trữ trong ví điện tử và dùng để chi trả cho các dịch vụ từ các bên thứ 3 có hỗ trợ thanh toán bằng Libra.
Ứng dụng quản lý tiền điện tử Libra với tên gọi Calibra
Với mong muốn tạo ra sự thuận tiện trong việc giao dịch mà không cần tới ngân hàng, Facebook tuyên bố người dùng có thể chuyển tiền Libra miễn phí và dễ dàng như chuyển một tin nhắn. Các giao dịch tài chính sẽ được mã hoá, đảm bảo an toàn cao nhờ vào công nghệ Blockchain.
=> Xem thêm: Marketing ví điện tử
Đồng Libra của Facebook có phải là tiền mã hóa không?
Libra được tạo dựng dựa trên blockchain thông qua sử dụng công nghệ mật mã. Các thuật ngữ tiền mã hóa của nó chứa ngụ ý các thuộc tính cụ thể mà Libra hiện tại không có. Dựa trên nguyên tắc này, chúng ta có thể trả lời rằng, Libra là đồng tiền điện tử sẽ chính xác hơn cho thuật ngữ về Libra, thay vì nói đó là đồng tiền mã hóa.
Libra của Facebook là phi tập trung hay tập trung?
Theo các chuyên gia phân tích, blockchain được cấp phép sử dụng không thể phi tập trung như các ứng dụng cùng loại không được cấp phép. Bởi lẽ, chúng giống với cơ sở dữ liệu của công ty truyền thông hơn.
Theo đó, Libra sẽ không có khả năng chống kiểm duyệt như Bitcoin hay các đồng tiền mã hóa khác. Bởi những người xác thực cần là thành viên của Hiệp hội Libra, hệ thống mạng theo đó sẽ tương đối tập trung.
Libra khác gì với Bitcoin?
Khi nói tới tiền ảo, nhiều người liên tưởng Libra với Bitcoin.Tuy nhiên giữa hai loại tiền điện tử này có sự khác biệt khá lớn. Libra được mô tả là giúp người dùng mạng xã hội dễ dàng trao đổi, giao dịch với nhau hơn, trong khi Bitcoin vẫn được nhìn nhận là một công cụ đầu tư, lưu trữ để sinh lời hơn là để giao dịch.
Giá trị của Bitcoin có thể dao động bất thường. Mức cao kỷ lục của Bitcoin đạt ngưỡng gần 20.000 USD một đồng cuối năm 2017. Tuy nhiên sau đó giá trị đi xuống bất ngờ và chỉ đạt khoảng 3200 USD năm 2018. Hiện nay giá trị của Bitcoin đang dần ổn định trở lại nhưng chưa ai biết sẽ còn biến động gì với đồng tiền này trong tương lại. Còn với Libra, nếu theo đúng tuyên bố của Facebook thì giá trị của đồng tiền này được đảm bảo bằng tiền tệ như USD hay Euro, được bảo chứng bằng các tài sản thực của người dùng và vì vậy nó cũng ổn định hơn rất nhiều so với Bitcoin.
Khác với Bitcoin không có đơn vị chịu trách nhiệm cụ thể thì Libra được quản lý bởi một tổ chức có tên Libra Association – một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ. Chức năng chính là xác thực những giao dịch bằng Libra và quản lý lượng tiền Libra liên quan đến các mục đích xã hội.
Các công ty đóng góp tối thiểu 10 triệu USD được coi là thành viên sáng lập của Libra Association và hiện đã có 27 tên tuổi lớn trong ngành công nghệ, tài chính xác nhận tham gia. Facebook kì vọng con số này sẽ đạt 100 khi Libra ra mắt năm 2020. Với sự hậu thuẫn của các “đại gia” tài chính thì Libra hứa hẹn sẽ mang lại dịch vụ tài chính thuận lợi và tiết kiệm cho người tiêu dùng.
Tiền điện tử Libra sẽ mang tới thay đổi gì?
Tờ The Guardian cho rằng với 2,4 tỷ người dùng mạng xã hội Facebook, việc ra mắt Libra có thể thay đổi cục diện thị trường tài chính. Facebook thậm chí sẽ trở thành một tên tuổi mới trong ngành tài chính – nhiều tờ báo quốc tế nhận định. Tuy nhiên mạng xã hội này không khẳng định quyền sở hữu mãi mãi với Libra, họ thậm chí có thể chấp nhận các đối thủ như Twitter hay Google tham gia vào Libra Association.
Mặt khác, nhiều ý kiến cho rằng tính bảo mật của người dùng sẽ không được đảm bảo khi dùng Libra, dẫn tới nhiều rủi ro có thể xảy ra như mất tài sản, người dùng trở thành nạn nhân của các hoạt động tài chính phi pháp. Khi Facebook mới gặp phải bê bối để lộ dữ liệu người dùng thì những suy đoán trên không phải là không có cơ sở.
Tuy nhiên, nếu dữ liệu người dùng được bảo mật nghiêm ngặt đúng như Facebook tuyên bố thì Libra hoàn toàn có thể trở thành một loại tiền mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Sự thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm là những điều mà Libra hứa hẹn sẽ đem tới. Việc này có rất có ý nghĩa với những người không có khả năng tiếp cận với dịch vụ tài chính của ngân hàng, họ sẽ có một phương thức khác để giao dịch ngay qua smartphone. Chẳng hạn với những người gặp khó khăn trong việc lập tài khoản quốc tế để thanh toán tiền quảng cáo với Facebook thì đã có Libra. Hay những giao dịch mua bán qua Facebook sẽ trở nên nhanh chóng hơn bao giờ hết với phương thức thanh toán mới này.
Chuyển tiền nhanh như gửi tin nhắn với Libra – đây là tính năng mà Facebook hứa hẹn mang lại cho người dùng
Rất có thể trong vòng 1 năm tới, thói quen thanh toán của người tiêu dùng sẽ thay đổi nhờ sức ảnh hướng lớn từ Facebook và đồng tiền ảo Libra của họ. Điều này còn phụ thuộc vào những bước đi tiếp theo của mạng xã hội này và Libra Association trong việc đưa Libra đi vào vận hành.
Hệ thống thanh toán Libra
Hệ thống thanh toán Libra (nay có tên là Hệ thống thanh toán Diem) hỗ trợ một số stablecoin neo giá, theo tiền pháp định là USD, EUR, GBP. Các loại tiền này hoạt động theo cơ chế, giá trị của chúng được lấy từ 1 khoản dự trữ được gọi là Libra Reserve. Khoản dự trữ này được tạo ra từ tiền mặt, các khoản tương đương giá trị tiền, chứng khoán ngắn hạn của chính phủ.
Hệ thống thanh toán Libra cũng hỗ trợ một loại đồng tiền đa tiền tệ, với tên gọi là Đô – la Diem (trước đây là tiền LBR). Đô – la Diem là một loại tiền tổng hợp của tất cả các loại stablecoin, được hỗ trợ bởi một khối tài sản đảm bảo giá trị cho nó. Chúng ta có thể coi đó như một stablecoin con của các stablecoin. Sáng tạo dựa trên các hình thức thế chấp khác nhau có thể bảo vệ nó khỏi sự biến động.
Tiền điện tử Libra sẽ được lưu trữ trong loại ví sắp ra mắt với tên gọi Novi (trước đây là Ví Calibra). Ví tiền kỹ thuật số này có thể được tích hợp với các loại hình truyền thông xã hội khác, ví dụ như Facebook Messenger và WhatsApp. Theo kế hoạch, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi từ tiền đô la Mỹ (hoặc các loại tiền pháp định khác) thành tiền của Facebook.
Mã nguồn Libra, có tên là Diem Core, là mã nguồn mở và được viết bằng Rust. Chúng ta có thể tự kiểm tra mã nguồn này trên ứng dụng Diem GitHub. Libra cũng hỗ trợ loại hợp đồng thông minh qua một ngôn ngữ lập trình gọi là Move.
Libra của Facebook có thể thay thế Bitcoin?
So sánh bản chất của Libra và Bitcoin về cơ bản là khác nhau. Rất có khả năng chúng sẽ cùng tồn tại trong tương lai. Mặc dù cả hai đều được coi là hệ thống thanh toán điện tử, nhưng mục đích và điều kiện sử dụng của chúng là khác nhau.
Bitcoin là một loại tiền mã hóa phi tập trung, chúng chống kiểm duyệt, hoạt động như một loại tài sản dự trữ hoặc kho lưu trữ giá trị. Với Libra lại là một ý tưởng dựa trên một mạng được cấp phép mang đề xuất của một mô hình tập trung hơn.
Tương lai của Libra (Diem) là gì?
Đối với việc sử dụng của Libra, tương lai còn phải xem việc kết hợp các ứng dụng của blockchain vào việc tạo ra các hệ thống Libra có thành công hay không. Bởi thực tế cho thấy, từ lúc ra mắt đến nay, Facebook đã phải đối mặt với không ít chỉ trích sau những lần công bố đó, đặc biệt từ các ngân hàng trung ương và các nhà lập pháp, cơ quan quản lý.
Làm thế nào để mua Libra tiền điện tử của Facebook?
Lưu trữ Libra trên ví điện tử nào?
Như đã nêu thông tin phía trên, Libra sẽ được lưu trữ và quản lý tại ví Calibra. Loại ví này sẽ được liên kết với Messenger và WhatsApp. Theo Mark – CEO của facebook hiện nay, anh ta hy vọng trong tương lai đồng Libra sẽ được sử dụng rộng rãi. Và đồng tiền này được dùng thanh toán rộng rãi cho tất cả các giao dịch thường ngày, dù là mua sắm hay uống cafe tại quán.
Cùng với đó, đồng tiền này cũng hỗ trợ thanh toán cho các dịch vụ quảng cáo fanpage của Facebook. Người dùng cũng có thể chuyển đồng tiền Libra cho nhau, như việc chuyển khoản tiền qua các ứng dụng ngân hàng điện tử. Và việc chuyển tiền này sẽ không mất bất cứ loại phí dịch vụ nào.
Chi tiết mua Libra coin
Cho tới hiện tại, thông tin mua Libra coin ở đâu vẫn chưa được công bố chính xác nhất. Bởi CEO Facebook – ông Mark vẫn chưa có thông báo chính thức cho việc này. Facebook cũng chưa niêm yết Libra trên bất kỳ loại sàn giao dịch nào. Việc Libra chưa lên sàn có liên quan gì đến độ an toàn của đồng tiền này hay không? Nhưng facebook vẫn luôn khẳng định rằng, Libra coin khi được sử dụng sẽ có những quy trình xác định chống trộm rất uy tín.
Hệ thống Libra có thể ngăn ngừa bất kỳ hành vi trộm cắp hay lừa đảo nào, chứng tỏ độ đảm bảo an toàn được xác định ở xác suất rất cao. Bên cạnh đó, nhiều người dùng cũng thắc mắc về vấn đề bảo mật riêng tư, ví dụ như thông tin giao dịch bị lộ. Đối với vấn đề này, Facebook cũng khẳng định các giao dịch luôn được đảm bảo bảo mật thông tin 2 bên đã được update thông qua blockchain, được mã hóa trên ứng dụng này. Vì vậy, khách hàng có thể yên tâm thực hiện giao dịch.
Tiền điện tử Libra của Facebook có giá trị bao nhiêu?
Sự xuất hiện của Libra trên thị trường tiền ảo
Theo ước tính, số người dùng Facebook đang vào khoảng xấp xỉ 2,5 tỉ người. Bên cạnh đó, trong hiệp hội Thụy Sĩ có sự tham gia của nhiều ông lớn trong giới tài chính và công nghệ. Cũng có 1 số ứng dụng như Spotify hay Paypal cũng mang đến nhiều người dùng cho thị trường Libra. Từ đây có thể nhận định ra, tương lai phủ sóng của Libra đạt được hiệu quả cao.
Tuy nhiên, phía G7 cho biết, họ hoàn toàn phản đối đồng tiền này được sản xuất và đưa ra thị trường, thông tin đã được xác định trong báo cáo tài chính giữa các thành viên của World Bank và quỹ IMF. Cũng vì nhận định được đồng tiền Libra có độ phủ sóng mạnh mẽ, nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tiền tệ hay gây nhiễu loạn sự ổn định của tài chính kinh tế thế giới.
Những thiếu sót mà đồng coin này cần khắc phục?
Những nghiên cứu đều chỉ ra sự xuất hiện của Libra coin sẽ tạo nên sự bất ổn hệ thống toàn cầu, đặc biệt trong tài chính. Bởi lúc đó chúng ta sẽ khó lòng kiểm soát tiền tệ của từng quốc gia. Một giả định cho rằng, tiền coin này ra đời sẽ kích cầu sự rửa tiền và các tiêu cực xã hội. Ngược lại, phía Hiệp hội Libra đưa ra những hoạch định cho đảm bảo giải quyết các thiếu sót về hệ thống, để đảm bảo không có lỗ hổng trong hệ thống Libra khi đưa đồng tiền này vào vận hành.
Vậy, để Libra có thể hoạt động như 1 ngân hàng phải đảm bảo được tính bảo mật. Đặc biệt, chống rửa tiền trên 1 mạng lưới quốc gia cũng không phải điều dễ dàng. Việc này cần có kinh nghiệm dày dặn và chuyên môn cao, định hướng và lòng tin từ các bên liên quan. Trong khi đó, Libra coin là một khái niệm còn non trẻ, chưa thực sự tạo dựng được lòng tin. Việc quan trọng lúc này của Libra cũng như CEO của facebook cần làm, là tạo dựng lòng tin về tính khả thi cũng như độ bảo mật mà đồng tiền này đảm bảo sau khi được chính thức niêm yết.
Libra coin sẽ được quy định như thế nào?
Cùng với việc hợp tác với các cơ quan quản lý, cơ quan tài chính của các quốc gia dự định tung ra Libra Coin, Hiệp hội Diem mời về tổ chức của mình các cựu chính trị gia cùng cựu nhân viên chính phủ như Christy Clark và Steve Bunnell, cho việc đảm bảo tính toàn vẹn của tiền điện tử.
Những động thái này nhằm thiết lập mục đích tốt của Facebook với Libra coin, đảm bảo rằng đồng tiền này sẽ không được sử dụng để phạm tội tài chính hay hỗ trợ lợi nhuận của công ty. Hiệp hội Diem cũng đảm bảo rằng đồng Libra sẽ không được tung ra nếu như không có sự chấp thuận của Cơ quan quản lý tài chính Thụy Sĩ, FINMA hay sự chấp thuận quan trọng từ một số bang của Hoa Kỳ như New York.
Chuỗi khối Libra
Không giống như Bitcoin đang hoạt động trong một hệ thống blockchain không được phép, mà bất kỳ ai cũng có thể duy trì sổ cái và hoạt động như một người xác thực, Libra coin chỉ những người được Hiệp hội Diem cho phép mới được phép xác thực giao dịch.
Hiện nay đã có 27 người xác nhận, trong đó có các thành viên hiện có của Hiệp hội, dự đoán con số này sẽ tăng lên khi có nhiều thành viên tham gia. Hiệp hội Diem cũng có cung cấp thêm thông tin kỹ thuật về sự phát triển của hệ thống Blockchain của Libra.
Chúng ta không thể chắc chắn liệu Libra blockchain có chuyển đổi sang một hệ thống không được phép trong tương lai hay không. Nếu xem xét sự giám sát kỹ lưỡng của nó, sẽ rất khó khăn nếu không muốn nói là không có khả năng xảy ra.
Bài viết trên được cung cấp bởi Giaiphapmarketing và hi vọng bạn sẽ tìm được thông tin hữu ích tại đây. Nếu có thắc mắc liên quan đến các dịch vụ Marketing tổng thể, xin liên hệ qua số điện thoại (024)7 309 8885 để được tư vấn và giải đáp.
Có thể bạn quan tâm:
- Mạng xã hội Việt Nam liệu có đủ sức cạnh tranh trên chính sân nhà?
- LinkedIn là gì?
- Workshop là gì? Các hình thức Workshop phổ biến?
Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, Founder của Giải Pháp Marketing. Blog của tôi chia sẻ các kiến thức về Marketing – Khởi nghiệp – Tối ưu chuyển đổi trên website, đúc kết từ hơn 10 năm xây dựng Agency, triển khai cho nhiều lĩnh vực – Công ty từ quy mô Start-up tới tập đoàn. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hotline: 0828822226