T4, 12 / 2021 10:02 sáng | gp_user
Đối với người tiêu dùng, các chuyên gia và một nhóm lớn những người là cả hai, các trang web thương mại điện tử đại diện cho một phần ngày càng quan trọng trong bối cảnh kinh doanh và mua sắm. Trong các ngành công nghiệp, nó trở thành một phần bình thường của cách mọi người mua hàng và cách các công ty kinh doanh. 

Thương mại điện tử là một phạm trù rộng lớn và vô cùng phát triển hiện nay. Trong bài viết sau đây, Giải pháp marketing sẽ giúp bạn tìm hiểu về thương mại điện tử và những loại hình kinh doanh trong ngành này.

Tìm hiểu về lịch sử thương mại điện tử

Tìm hiểu về lịch sử thương mại điện tử

Lịch sử thương mại điện tử đã được bắt đầu từ khoảng hơn 40 năm trước đây. Ban đầu nó phát triển ở dạng sớm và thô sơ nhất. Sau này mới phát triển thành dạng tinh vi hơn như hiện nay. Dưới đây là tổng quan tiến trình phát triển của thương mại điện tử theo thời gian:

Từ năm 1969: Công ty công nghệ CompuServe được thành lập

CompuServe được thành lập bởi tiến sĩ John R.Goltz, Jeffrey Wilkins và các sinh viên ngành kỹ sư điện vào năm 1969. Ban đầu công ty được xây dựng bằng cách sử dụng kết nối quay số (dial up). Sau đó đến những năm 1980, ComuServe đã bắt đầu  giới thiệu một số hình thức kết nối bằng email và internet sớm nhất tới công chúng. Sau đó chúng tiếp tục thống trị thị trường thương mại điện tử vào giữa những năm 1990.

Năm 1979 – Phát minh ra hình thức mua sắm điện tử

Michael Aldrich là một nhà phát minh người Anh đã chính thức giới thiệu mua sắm điện tử vào năm 1979. Hình thức này hoạt động bằng cách kết nối TV (sau khi nâng cấp) với máy tính để có thể xử lý các giao dịch qua đường dây điện thoại. Điều này cũng giúp cho các hệ thống thông tin đóng có thể được mở và chia sẻ bởi bên ngoài để truyền dữ liệu an toàn. Công nghệ này chính là công nghệ nền tảng để xây dựng thương mại điện tử hiện đại. 

Năm 1982 – Sàn giao dịch máy tính Boston đã được ra mắt

Năm 1982 khi Boston Computer Exchange ra mắt. Đây được xem là một trong những công ty thương mại điện tử đầu tiên trên thế giới. Chức năng chính của nó hoạt động như một thị trường trực tuyến cho những người quan tâm đến việc bán máy tính đã qua sử dụng của họ. Một hình thức giao dịch trực tuyến mới đã được ra mắt giúp cho người dùng làm quen với khái niệm thương mại điện tử. 

Năm 1992 – Book Stacks Unlimited chính thức ra mắt sàn giao dịch sách trực tuyến đầu tiên

Charles M.Stack chính là người đã giới thiệu Book Stacks Unlimited. Đây là một cửa hàng sách trực tuyến được ra mắt từ năm 1992. Sau đó 3 năm, Jeff Bezos mới bắt đầu giới thiệu Amazon. Ban đầu công ty này đã sử dụng các định dạng bảng thông báo quay số (dial up), nhưng vào năm 1994, trang web đã chuyển sang internet và hoạt động từ tên miền Books.com.

Năm 1994 – Netscape Navigator đã được ra mắt dưới dạng trình duyệt web

Marc Andreessen và Jim Clark chính là hai người đồng sáng lập tạo ra Netscape Navigator. Nó hoạt động như một công cụ duyệt web và chính thức công bố vào tháng 10 năm 1994. Và trong những năm 1990, Netscape Navigator đã trở thành trình duyệt web được sử dụng nhiều nhất trên nền tảng Windodws trước sự xuất hiện của những gã khổng lồ hiện đại như Google.

Năm 1995 – Amazon và Ebay chính thức được ra mắt

Jeff Bezos đã chính thức giới thiệu Amazon vào năm 1995. Lúc này, nó mới hoạt động chủ yếu như một nền tảng thương mại điện tử cho sách. Cũng trong cùng năm đó, Pierre Omidyar đã giới thiệu AuctionWeb là tiền thân của eBay ngày nay. Kể từ đó, cả hai đã cùng nhau phát triển và trở thành nền tảng bán hàng thương mại điện tử khổng lồ dùng để bán trực tuyến cho khách hàng trên toàn cầu.

Năm 1998 – PayPal chính thức ra mắt 

PayPal được sáng lập bởi Max Levhin, Peter Thiel, Like Nosek và Ken Howery. Nó được xuất hiện vào cuối năm 1998 như một công cụ chuyển tiền. Pay Pal hoạt động như một hệ thống thanh toán thương mại điện tử. 

Năm 1999 – Alibaba ra mắt

Alibaba ra mắt từ năm 1999 như một thị trường thương mại điện tử trực tuyến với hơn 25 triệu đô la tiền tài trợ. Và tính đến năm 2001 thì công ty đã bắt đầu có lãi. Sau này, Alibaba tiếp tục biến hình thành một nền tảng B2B, C2C, B2C và vẫn tồn tại và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày hôm nay. 

Tại Trung Quốc, Alibaba đã phát triển thành một đế chế thương mại điện tử cực lớn với hàng triệu giao dịch mỗi ngày. Trên nền tảng này người dùng sẽ có thể mua được toàn bộ những gì cần thiết cho cuộc sống.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là gì

Thương mại điện tử là việc mua và bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến được thực hiện qua website

Bất kỳ lúc nào bạn mua hàng trực tuyến, bạn đang tham gia vào thương mại điện tử. Và nếu bạn bán các mặt hàng hoặc dịch vụ thông qua một trang web, thì bạn có một doanh nghiệp thương mại điện tử.

Vai trò của thương mại điện tử là gì?

Vai trò của thương mại điện tử

Thương mại điện tử được phát triển phục vụ nhu cầu của con người. Dưới đây sẽ là vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp, khách hàng và xã hội:

Đối với doanh nghiệp

Thương mại điện tử đã giúp làm đơn giản hóa các hoạt động truyền thông và góp phần làm thay đổi các mối quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức. Đối với doanh nghiệp dù ở góc độ là người mua hàng hay nhà cung cấp thì khi ứng dụng thương lại điện tử đều có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc cho hoạt động giao dịch, kinh doanh của mình.

Thông qua hoạt động mua bán và giao dịch trên thương mại điện tử, doanh nghiệp đã thu thập được nhiều thông tin hơn. Doanh nghiệp có thể thu thập được các thông tin về: thị trường, khách hàng, đối tác kinh doanh…Từ đó, doanh nghiệp sẽ nắm được thông tin phong phú về thị trường và xây dựng các chiến lược sản xuất, kinh doanh. Sau đó vạch ra các chiến dịch kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Ngoài ra thông qua hoạt động thương mại điện tử, các doanh nghiệp còn có thể thu thập được phản hồi của khách hàng để làm nền tảng thay đổi và cải tiến nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.

Thương mại điện tử sẽ giúp cho các doanh nghiệp quảng bá thông tin và tiếp cận cho một thị trường toàn cầu. Với một khoản chi phí nhất định mỗi tháng, doanh nghiệp có thể đưa được thông tin quảng cáo của mình tiếp cận hàng trăm triệu người xem từ các nơi trên thế giới. Đây chính là điểm mạnh mà chỉ thương mại điện tử làm được.

Thương mại điện tử cũng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí như: chi phí thuê văn phòng, chi phí cho kênh phân phối của doanh nghiệp và chi phí tiếp thị, chi phí giao dịch…Thương mại điện tử đã giúp cho các doanh nghiệp có thể cung cấp được các dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Với thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng các thông tin như: catalogue, bảng giá một cách nhanh chóng giúp cho khách hàng mua trực tiếp từ trên mạng. 

Ngoài ra, thương mại điện tử còn giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hiệu quả. Với thương mại điện tử, cả khách hàng và doanh nghiệp đều không bị giới hạn về mặt địa lý hay thời gian nên lượng khách hàng của doanh nghiệp sẽ tăng lên đáng kể từ đó sẽ giúp tăng doanh thu cao hơn. 

Đối với khách hàng

Thương mại điện tử sẽ giúp cho khách hàng có thể tiết kiệm chi phí mua hàng. Trên thực tế, giá bán của sản phẩm và dịch vụ qua mạng thường sẽ rẻ hơn so với giá bán sản phẩm, dịch vụ tại các cửa hàng. Nguyên nhân vì các chi phí về vận chuyển, thuê cửa hàng, thuê người bán hàng…đã được cắt giảm. Nên mức giá sản phẩm cạnh tranh hơn. Người tiêu dùng sẽ có cơ hội mua được hàng rẻ giá tốt. Chưa kể với thương mại điện tử, khách hàng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để mua sắm. Thay vì phải đến tận nơi lựa chọn sản phẩm, khách hàng có thể tìm thấy tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ mình muốn mua một cách nhanh chóng chỉ qua vài cái click chuột. 

Thương mại điện tử giúp cho các doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn. Khách hàng cũng nhận xét cảm thấy hài lòng hơn khi mua hàng trục tuyến. Thương mại điện tử cũng giúp cho các doanh nghiệp phải cải tiến quy trình để mang lại dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Từ đó góp phần nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng. 

Đối với xã hội

Thương mại điện tử đã phần nào thúc đẩy cho nền kinh tế quốc gia sớm tiếp cận với kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế thế giới. Vì thương mại điện tử là không biên giới, không giới hạn. Các bạn hoàn toàn có thể mua hàng từ nước này, ship hàng sang một nước khác. Sự phát triển của thương mại điện tử đi kèm với sự lớn mạnh của ngành công nghệ thông tin, ngành vận chuyển. Nó giúp khai phá những mảnh đất mà trước đây chưa bao giờ con người dám động đến. 

Trong những năm vừa qua, ngành thương mại điện tử phát triển đã mang đến ý nghĩa lớn đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Việc sớm chuyển đổi mô hình sang kinh tế tri thức đã giúp cho nước ta tạo được những bước nhảy vọt lên bắt kịp với các nước đi trước trong thời gian ngắn.

Thương mại điện tử còn giúp giảm ách tắc và tai nạn giao thông. Nó được phát triển trên nền tảng là mạng máy tính và phương tiện truyền thông hiện đại. Mọi vấn đề về mua sắm hàng hóa, dịch vụ đều có thể giải quyết một cách đơn giản tại nhà. Chính vì thế mà đường phố sẽ vắng người hơn và các phương tiện giao thông ít di chuyển  giảm gánh nặng cho giao thông các nước. 

Đặc điểm của thương mại điện tử

Đặc điểm của thương mại điện tử

So với hình thức thương mại truyền thống, thương mại điện tử mang trong mình những đặc trưng sau:

Không giới hạn về thời gian, không gian

Việc mua bán trao đổi thông qua hình thức TMĐT đã và đang dần thay thế hình thức truyền thống. Vì hoạt động mua và bán trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Các bạn chỉ cần sở hữu một thiết bị điện tử kết nối được Internet và thêm một vài thao tác chạm hay nhấp chuột là đã có thể mua hàng.

Bên cạnh đó, cách giao hàng của các sàn thương mại điện tử cũng được cải thiện dần dần để nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các bạn có thể nhận hàng ngay trong vài giờ đồng hồ hoặc nhận hàng trong vài ngày sau khi đặt mua sản phẩm.

Liên kết và chia sẻ thêm nhiều thông tin

Thương mại điện tử vận hành trên sự phát triển của công nghệ thông tin. Nên doanh nghiệp không bị giới hạn về thông tin. Các bạn có thể nhanh chóng tiếp cận gần hơn với khách hàng, các nhà cung cấp và nhà phân phối … Chỉ cần bạn thu thập đầy đủ thông tin cần thiết thì doanh nghiệp kinh doanh có thể vạch ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với khách hàng mục tiêu.

Linh hoạt về giá

Các khách hàng có thể so sánh giá cùng một sản phẩm trên nhiều nền tảng TMĐT khác nhau. Như vậy, khách hàng sẽ có vô vàn lựa chọn. Bạn sẽ có cơ hội mua được sản phẩm có mức giá tốt nhất. Khi mua hàng qua hình thức thương mại điện tử cũng giúp khách hàng giảm bớt nỗi lo mua phải sản phẩm kém chất lượng nhờ những lượt bình luận và đánh giá của người dùng trước.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp 

Khi đại dịch COVID 19 lan rộng khắp thế giới, hình thức thương mại điện tử lại càng phát triển. Với hình thức mua sắm này, các bạn có thể lựa chọn và tham khảo các loại mặt hàng một cách thoải mái mà không cần đến trực tiếp cửa hàng đông đúc. Họ sẽ tiến hành gặp gỡ và tiếp xúc nhau trên những chợ ảo trên mạng để thực hiện khảo hàng và mua bán.

Mạng lưới cung cấp thông tin chính là thị trường

Thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới đã được hình thành và phát triển. Các trang web dành cho thương mại điện tử có tính năng dễ sử dụng, và dễ hiểu nên thu hút được khách hàng sử dụng. Trong các hoạt động thương mại điện tử tất cả hình thức: khởi thảo, trao đổi, bảo quản và xử lý các thông tin hoàn toàn không ảnh hưởng đến các chức năng cơ bản của thông tin đối với bên tham gia truyền thống của hợp đồng.

Quy mô và vị trí của các doanh nghiệp trở nên không quá quan trọng

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, bất kỳ là doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều có thể dễ dàng tiếp cận với các khách hàng tiềm năng. Chúng ta thấy trường hợp như các doanh nghiệp Amazon, Etrade… ngay từ khi mới thành lập đã xác định lại thị trường tương xứng của mình và chiếm được thị phần lớn trên Internet. Một trong những ưu thế lớn nhất của thương mại điện tử đó chính là sự hiện diện trên Web là nó không có vị trí xác định, không giới hạn về thời gian kể cả múi giờ hay biên giới lãnh thổ. Thông qua Website, doanh nghiệp sẽ có thể tiếp cận được các khách hàng ở nhiều vùng địa lý mà trước đây họ không vươn tới được.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn làm MMO hiệu quả

6 loại hình kinh doanh thương mại điện tử

Hiện nay có đa dạng về giao diện của các doanh nghiệp trực tuyến. Và đây là 6 trong số các loại hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến nhất. 

Bán lẻ trực tuyến

Loại hình kinh doanh thương mại điện tử

Hiện tại, hầu hết các thương hiệu bán lẻ lớn đều có các cửa hàng Thương mại điện tử phát triển mạnh. Mặc dù nhiều người vẫn thích trải nghiệm mua sắm trong cửa hàng hơn các chợ trực tuyến, nhưng việc cung cấp thêm tùy chọn trực tuyến là một cách để thu hút nhiều khách hàng hơn nữa. 

Tham khảo thêm: Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm

Dropshipping

Loại hình kinh doanh thương mại điện tử

Dropshipping là một loại thương mại điện tử trong đó chủ sở hữu doanh nghiệp đảm nhận công việc tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến nhưng thuê ngoài công việc lưu trữ và vận chuyển sản phẩm cho bên thứ ba. 

Mặc dù vậy, có những điểm cộng và điểm trừ đối với dropshipping. Bạn mất một số quyền kiểm soát đối với quy trình và nếu khách hàng không hài lòng với các mặt hàng họ nhận được hoặc trải nghiệm vận chuyển, bạn sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm. 

Bán buôn

Loại hình kinh doanh thương mại điện tử

Các doanh nghiệp bán buôn làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất tạo ra sản phẩm, sau đó bán chúng cho các nhà bán lẻ. Người bán buôn có thể bỏ qua một số công việc marketing cần thiết để tiếp cận một số lượng lớn người tiêu dùng. 

Nếu bạn muốn tập trung nhiều hơn vào khía cạnh sản phẩm giao dịch với các nhà sản xuất và quản lý quy trình chuỗi cung ứng thì đó có thể là một lựa chọn tốt.

Xem thêm: Giám sát bán hàng cần làm gì?

Sản phẩm kỹ thuật số

Loại hình kinh doanh thương mại điện tử

Hầu hết các trang thương mại điện tử đều bán các mặt hàng vật lý, nhưng cũng có thể bắt đầu một cửa hàng thương mại Điện tử tập trung vào các mặt hàng kỹ thuật số. Điều đó giúp bạn tiết kiệm được những rắc rối về chi phí vận chuyển và không phải lo lắng về việc dự trữ, lưu kho. 

Doanh nghiệp đăng ký

Một doanh nghiệp đăng ký bán một sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu định kỳ. Nếu bạn có đúng loại sản phẩm phù hợp với mô hình kinh doanh đăng ký thì đó là một lựa chọn thông minh. 

Đăng ký có nghĩa là lợi nhuận liên tục. Bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn cho mỗi khách hàng đăng ký và bạn có thể dự đoán hiệu quả hơn thu nhập trong tương lai. 

Xem thêm: Đăng ký Affiliate marketing

Kinh doanh trên chợ trực tuyến

Loại hình kinh doanh thương mại điện tử

Đối với những người chưa sẵn sàng để tự mình xây dựng một cửa hàng Thương mại điện tử đầy đủ, bạn có thể thử kinh doanh Thương mại điện tử trên một trong những thị trường trực tuyến đã phổ biến: Etsy, Amazon, eBay,…

Sử dụng thị trường trực tuyến để bán sản phẩm của bạn có ưu và nhược điểm. Bạn có thể bắt đầu dễ dàng hơn và tiếp cận một lượng lớn khán giả nhanh hơn vì họ đã thực hiện marketing để đưa khách hàng đến trang web cho bạn. Tuy nhiên, chúng sẽ cắt giảm những gì bạn tạo ra và có tính cạnh tranh bởi vì một số lượng lớn các nhà bán lẻ trực tuyến cũng sử dụng chúng để mua và bán. 

Tham khảo thêm: Mục tiêu SMART trong kinh doanh

Các hình thức trong ngành thương mại điện tử

Các hình thức trong ngành thương mại điện tử

Sau đây là 3 nền tảng chính trong ngành thương mại điện tử :

B2B (Business to Business)

Hình thức trong ngành thương mại điện tử

Mô hình kinh doanh B2B liên quan đến việc tiến hành thương mại giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp / công ty. Các kênh thương mại như vậy thường bao gồm các nhà bán buôn thông thường và các nhà sản xuất đang giao dịch với các nhà bán lẻ.

Xem thêm: Ví dụ về mô hình B2B

B2C (Business to Customer)

Hình thức trong ngành thương mại điện tử

Mô hình kinh doanh B2C giải quyết các khía cạnh bán lẻ của thương mại điện tử, tức là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các phương tiện kỹ thuật số. 

C2C (Customer to Customer)

Hình thức trong ngành thương mại điện tử

Mô hình kinh doanh này được người tiêu dùng tận dụng để bán hàng hóa và dịch vụ đã qua sử dụng cho những người tiêu dùng khác thông qua phương tiện kỹ thuật số. Các giao dịch ở đây được theo đuổi thông qua một nền tảng do bên thứ ba cung cấp.

Có thể bạn quan tâm: So sánh B2B, B2C và C2C

Lợi ích của thương mại điện tử

Đối với doanh nghiệp

Có một vài lý do chính khiến các doanh nghiệp mới có thể muốn kinh doanh trực tuyến khi bắt đầu:

  • Thương mại điện tử có chi phí trả trước thấp hơn.
  • Bạn có thể điều hành công việc kinh doanh của mình tại nhà.
  • Xây dựng một trang web Thương mại điện tử có thể nhanh chóng và dễ dàng.
  • Có rất nhiều loại hình kinh doanh thương mại điện tử.
  • Bạn khai thác cơ sở khách hàng lớn hơn.
  • Bạn có thể thuê nhân viên từ bất cứ đâu.
  • Bạn có thể bán hàng 24/7 mà không cần phải có mặt toàn thời gian.
  • Bạn có thể bắt đầu với quy mô nhỏ và mở rộng quy mô.
  • Marketing online có mục tiêu và có thể đo lường được.

Đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng được cung cấp một loạt các tùy chọn để mua sắm.

Đối với xã hội

Thương mại điện tử thu hẹp khoảng cách giữa người bán địa phương và khán giả toàn cầu, do đó giúp họ mở rộng phạm vi tiếp cận của mình trên phân khúc thị trường toàn cầu mà không cần đầu tư thêm.

Thực trạng về thương mại điện tử tại Việt Nam

Thực trạng về thương mại điện tử tại Việt Nam

Đầu tiên, nhu cầu về thương mại và giải trí trực tuyến ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể vào năm 2021 do kết quả của cuộc cách mạng kỹ thuật số. 

Trong suốt năm 2020, mua sắm trực tuyến đã gia tăng mức độ thâm nhập và khối lượng giao dịch, dẫn đến doanh số thương mại điện tử ở Việt Nam tăng vọt 54%, dự đoán sẽ vượt qua thị phần thương mại đương thời vào năm 2028. 

Trong thời kỳ đại dịch, ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng mua sắm trực tuyến các nhu yếu phẩm và sản phẩm tươi sống. Kết quả là, mua sắm hàng tạp hóa trực tuyến đã có mức tăng trưởng sử dụng cao hơn hẳn so với các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Thói quen mới và nhanh chóng được áp dụng này được cho là sẽ duy trì ngay cả sau đại dịch.

Hơn nữa, do đại dịch Covid-19 nên làm việc tại nhà đã thúc đẩy nhanh việc giao hàng cũng như mong muốn tránh tiếp xúc với các shop và cửa hàng ăn uống. Điều này, kết hợp với sự gia tăng vượt bậc của thương mại điện tử. 

Bên cạnh đó, ví điện tử đã được hưởng lợi vì việc sử dụng tiền mặt khi giao hàng đã giảm đi một chút, cho phép thanh toán di động diễn ra. 

Trong khi đó, lĩnh vực du lịch, di chuyển và lưu trú ghi nhận mức giảm 45% trong chi tiêu tiêu dùng vào năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19. Đồng thời, các danh mục thương mại điện tử khác có sự tăng trưởng đáng kể, với thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân có mức tăng chi tiêu tiêu dùng cao nhất. 

Tham khảo thêm: Tư vấn marketing

Lời kết:

Khi bạn đã sẵn sàng xây dựng một trang web, trình tạo trang web THÌ GCO có các chủ đề và tính năng thương mại điện tử có thể giúp bước đó dễ dàng hơn nhiều. Nó bao gồm lưu trữ web, chứng chỉ SSL và tất cả chức năng Thương mại điện tử mà bạn có thể cần như khả năng quản lý khoảng không quảng cáo, xử lý thanh toán và tạo phiếu thưởng. Bắt đầu xây dựng cửa hàng trực tuyến của bạn ngay hôm nay.

Đừng quên theo dõi Giải pháp marketing của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

GCO GROUP

Trụ sở chính: Tầng 8, Tòa nhà TOYOTA Thanh Xuân, 315 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: (024)7 309 8885

Email: info@gco.vn

BÀI VIẾT HỮU ÍCH

Bài viết cùng chuyên mục