T2, 05 / 2022 8:08 sáng | gp_user
PR và Quảng cáo là hai khái niệm hay bị nhầm lẫn với nhau. Thậm chí ngay cả những người làm công việc liên quan đến quảng cáo và PR đôi khi vẫn chưa nắm được sự khác biệt giữa hai lĩnh vực. 5 điểm khác biệt sẽ giúp bạn phân biệt được PR và quảng cáo một cách rõ ràng.

Tổng quan về PR và quảng cáo

PR (hay còn gọi là Quan hệ công chúng) và Quảng cáo là 2 công cụ marketing quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp tới công chúng.

pr và quảng cáo

Nhiệm vụ của PR và Quảng cáo

Cùng mang một nhiệm vụ là khẳng định và định vị thương hiệu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của 2 loại hình này là khác nhau. Cụ thể tổng quan cho khái niệm và bản chất của 2 công cụ truyền thông này như sau:

Tổng quan về PR

Định nghĩa PR hay Quan hệ công chúng, được hiểu rằng, PR là quá trình truyền thông nhiều chiều được xây dựng, duy trì và phát triển nhằm tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp. Hay nói cách khác, PR là một hệ thống các nguyên tắc và hoạt động có liên hệ hữu cơ, nhất quán nhắm xây dựng: Một hình ảnh, một quan điểm, một ấn tượng lâu dài, lòng tin và thói quen sử dụng đến với công chúng.

Kênh truyền thông của quan hệ công chúng cụ thể gồm có: Ấn phẩm truyền thông, sự kiện, tin tức, họp báo, thông cáo báo chí,phỏng vấn,… Tất cả đều thể hiện chiến thuật truyền thông là công khai trên các nền tảng phương tiện truyền thông nổi bật.

=>> Bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ viết bài PR chuyên nghiệp để hỗ trợ quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

PR - Public relation là một công cụ truyền thông hiệu quả tối ưu
PR – Public relation là một công cụ truyền thông hiệu quả tối ưu

Tổng quan về quảng cáo

Định nghĩa quảng cáo được xác định: Quảng cáo là phương tiện truyền công công cộng, có tính phí. Chức năng của nó thực hiện việc giới thiệu thông tin sản phẩm, dịch vụ, hay ý tưởng truyền thông của doanh nghiệp thông qua đa dạng các kênh truyền thông đại chúng, nhằm thông báo và thuyết phục công chúng tiếp nhận thông tin theo cách mà người làm quảng cáo mong muốn.

Các kênh truyền thông của quảng cáo hướng tới là đài phát thanh, truyền hình, các sản phẩm như tờ rơi quảng cáo, biển quảng cáo, email quảng cáo,… Người làm quảng cáo sẽ kiểm soát nội dung, cách thức cũng như địa điểm, thời gian phát hành quảng cáo.

Quảng cáo mang lại hiệu quả truyền thông trực tiếp tới sản phẩm
Quảng cáo mang lại hiệu quả truyền thông trực tiếp tới sản phẩm

Thông qua tổng quan về PR và quảng cáo, chúng ta có thể đưa ra nhận định rằng, PR và Quảng cáo là 2 công cụ truyền thông hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, có không ít công chúng đang hiểu lầm, rằng bản chất của PR và Quảng cáo là một. Cùng đi tới phân tích điểm khác biệt giữa PR và Quảng cáo dưới đây:

Phân biệt PR và quảng cáo

Để hiểu rõ hơn về 2 công cụ marketing này, hãy cùng tìm hiểu những sự khác nhau giữa quảng cáo và PR:

Đối tượng hướng tới và cách thể hiện

Theo Kotler – cha đẻ của marketing hiện đại, thì quảng cáo là cái bạn “pay for” (trả tiền) còn PR là cái bạn làm để “pray for”, nghĩa là hy vọng mọi người sẽ nhận ra điểm tốt của bạn lan tuyền thông tin đó. “Quảng cáo là những gì bạn nói về chính bạn. Còn PR là những gì người khác nói về bạn” – Đây chính là cách dễ nhất để hiểu về bản chất của PR và quảng cáo.

=>> Xem thêm: Ứng dụng sức mạnh của cảm xúc trong marketing

PR là cách thức mà tổ chức, doanh nghiệp quản lý hình ảnh của mình trong mắt công chúng thông qua một tiếng nói thứ 3. Vì vậy bạn sẽ không trực tiếp nói về thương hiệu hay sản phẩm của mình. Những lời đó sẽ do bên khác lên tiếng, hoặc bạn mượn lời người khác để nói, thường là các phòng viên, reviewer, influencer, KOLs. Công việc của PR là làm thế nào để người ta nói tốt về bạn và khi người ta đánh giá không tốt, người làm PR sẽ phải xử lý khủng hoảng truyền thông.

Còn với quảng cáo, bạn chủ động trả tiền để mang thông điệp của mình đến với đối tượng mục tiêu. Bạn có thể tùy ý điều chỉnh thông điệp, khuếch trương những ưu điểm một cách có chủ đích, nhằm cho khách hàng tiềm năng nhìn thấy những lợi ích nổi bật nhất. Có thể nói đối tượng quảng cáo hướng đến cụ thể hơn là PR – vốn nhắm tới cả cộng đồng.

PR và Quảng cáo

=>> Xem thêm: Tổng quan về PR

Thời điểm

PR thường sử dụng vào thời điểm khách hàng mục tiêu chưa có hình dung rõ nét về sản phẩm. Thông tin PR trên báo chí, không gian mạng sẽ giúp họ có những nhận thức đầu tiên. PR ở giai đoạn đầu giúp tạo dựng hình ảnh đáng tin cậy, phổ biến rộng rãi về thương hiệu. Trong giai đoạn tiếp theo mới sử dụng đến quảng cáo để mang đến giải pháp, giải quyết cụ thể những vấn đề của người tiêu dùng. PR và quảng cáo lúc này nên kết hợp để tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Ngoài ra nếu thương hiệu gặp phải khủng hoảng, cụ thể như bị khách hàng hiểu lầm, tẩy chay, hoặc có những thông tin không có lợi cho thương hiệu trôi nổi trên thị trường, thì đây là lúc để PR xử lý khủng hoảng truyền thông. Đừng quên PR – Public Relation là quan hệ công chúng, vì vậy giải quyết khúc mắc trong mối quan hệ với cộng đồng là của PR chứ không phải quảng cáo. Những góc nhìn từ bên thứ 3 sẽ mang tính khách quan hơn và xoa dịu những căng thẳng nếu có.

Tìm hiểu: Pr thương hiệu là gì?

Phương tiện truyền đạt

Còn PR thường xuất hiện dưới dạng các bài báo, bài đánh giá, sự kiện, các hoạt động thiện nguyện, tài trợ, sự đề cập đến tên thương hiệu… Hiện nay việc PR trả phí – nghĩa là thuê người khác viết bài PR thương hiệu với định hướng tích cực cũng không còn xa lạ. Với quảng cáo, bạn có thể chủ động phân phối của mình trên mạng xã hội, tivi, báo chí,… Bạn tự do trong việc lựa chọn thông điệp, nhắm mục tiêu và điều chỉnh ngân sách quảng cáo. Còn với PR, việc kiểm soát xem bạn xuất hiện thế nào trên các phương tiện truyền thông sẽ khó hơn quảng cáo một chút bởi bạn không phải là người quyết định 100% nội dung PR trên các phương tiện.

PR và Quảng cáo

Phong cách ngôn ngữ

Một điểm khác nhau giữa PR và quảng cáo đáng chú ý nữa là phong cách ngôn ngữ. Với quảng cáo, ngôn ngữ được sử dụng linh hoạt, tùy theo định hướng thương hiệu của bạn, hay định hướng của bạn cho riêng bài quảng cáo đó. Những ngôn từ kêu gọi, thúc giục mua hàng hay khen ngợi về sản phẩm, dịch vụ đều có thể sử dụng rộng rãi trong quảng cáo. PR lại đòi hỏi ngôn từ trang trọng hơn quảng cáo. Những thông điệp quảng cáo nếu đưa vào bài PR không khéo léo sẽ dễ gây ra phản tác dụng.

=>> Xem thêm: Cách viết bài PR giới thiệu sản phẩm

PR và Quảng cáo, tuy khác nhau nhưng đều là những công cụ marketing tuyệt vời nếu bạn biết áp dụng thích hợp. Hai hình thức này nên được tách biệt rõ ràng trong tư duy của những người làm marketing, tuy nhiên chúng cần được vận dụng đồng thời một cách nhuần nhuyễn trong thực tế để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Đừng quên follow Giải Pháp Marketing để có thêm những kiến thức hữu ích nhé!

 

BÀI VIẾT HỮU ÍCH

Bài viết cùng chuyên mục