Mục lục
Điểm mạnh trong chiến lược kinh doanh của Jollibee
Chiến lược marketing của Jollibee chú trọng rất nhiều yếu tố:
Sản phẩm đa dạng
Không thể phủ nhận, Jollibee sở hữu một thực đơn đồ ăn nhanh vô cùng phong phú. Nhờ sự đa dạng và riêng biệt hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh, kết hợp với công thức nấu ăn Jollibee được kiểm chứng, thử nghiệm nghiêm ngặt. Khách hàng có thể hoàn toàn an tâm và tin tưởng khi thưởng thức đồ ăn tại đây.
Là một thương hiệu nổi tiếng ở Philippines
Có thể bạn chưa biết, Jollibee được so sánh ngang tầm McDonald tại đất nước vạn đảo – Philippines về độ nhận diện thương hiệu của khách hàng. Người dân tại Philippines vô cùng yêu thích Jollibee và cực kỳ trung thành với thương hiệu này trong suốt thời gian qua.
Lòng trung thành của Khách hàng
Lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số và danh tiếng của thương hiệu đó. Để khách hàng luôn trung thành với mình, Jollibee đã gia tăng tính nhất quán trong các dịch vụ họ cung cấp tới khách hàng.
Dịch vụ của Jollibee bao gồm độ ngon của thực phẩm và tinh thần phục vụ chuyên nghiệp mà Jollibee thể hiện. Nhờ đó, Jollibee lấy được lòng tin và trở thành thương hiệu đồ ăn nhanh được ưa chuộng ở khắp mọi nơi.
Vị trí thuận tiện và mở cửa 24h
Với hơn 1150 cửa hàng, dịch vụ giao hàng hoạt động 24 giờ, Jollibee đang không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Mang đến những trải nghiệm tuyệt vời tới khách hàng của mình khi có thể. Ngay cả khi mở cửa cả ngày, vào các buổi sáng sớm Jollibee vẫn vô cùng đông khách.
Phát triển thương hiệu gia đình
Jollibee tiếp cận khách hàng theo mô hình gia đình theo hướng cấu trúc và quản lý công ty, bằng cách hiểu, biết rất rõ khách hàng của mình là ai và họ muốn gì. Chính vì thế, Jollibee luôn khuyến khích văn hóa ăn uống cùng gia đình và tạo gắn kết với thực khách.
Điển hình nhất, nhân ngày của Cha (20/6), cửa hàng thức ăn nhanh Jollibee đã cho ra mắt TVC “Maestro” dựa trên câu chuyện về những khó khăn trong đại dịch và sự hy sinh của những người Cha. “Maestro” kể về một câu chuyện của người thợ cắt tóc, ông rất thích nói chuyện và chia sẻ mọi thứ với đứa con của mình sau khi tan làm. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã tác động tới công việc của ông, cửa hàng cắt tóc nhỏ buộc phải đóng cửa. Sau đó, người Cha đã biến tiệm cắt tóc của mình thành một cửa hàng di động, có thể di chuyển mọi lúc, mọi nơi.
Qua đây, Jollibee mong muốn bày tỏ sự biết ơn đến những “siêu anh hùng không xuất hiện trên màn ảnh”. Mang lại giá trị văn hóa gia đình tới khách hàng, giúp Jollibee trở thành chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh dành cho gia đình số một ở Philippines và thế giới.
Mạng lưới phân phối
Jollibee tính đến nay là thương hiệu chuỗi thức ăn nhanh lớn nhất tại Philippines với 750 cửa hàng trên tổng số 1150 cửa hàng trên toàn thế giới. Nhờ tính nhất quán trong phục vụ và chất lượng sản phẩm, Jollibee luôn cố gắng duy trì dịch vụ ở mức tốt nhất có thể.
Jollibee hiện có các cửa hàng tại nhiều nước như Ả Rập Xê Út, Singapore, Malaysia, Canada, Mỹ, Anh, Ý, Thái Lan, Úc, Nhật Bản, Việt Nam,… và nhiều quốc gia khác.
Điểm yếu chiến lược marketing của Jollibee
Bên cạnh những điểm mạnh của thương hiệu, Jollibee vẫn tồn tại một số điểm yếu trong chiến lược kinh doanh của mình. Cụ thể:
Xu hướng ăn uống lành mạnh
Khi nhu cầu ăn uống của con người càng được chú trọng, các thương hiệu thức ăn nhanh đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng. Bằng cách bổ sung thêm vào menu các loại thực phẩm ăn nhanh lành mạnh hơn, với nhiều rau xanh, trái cây hơn. Tuy nhiên, thức ăn nhanh gây hại cho sức khỏe từ lâu đã ăn sâu trong tiềm thức của con người. Đây có thể là mặt hạn chế lớn nhất, thách thức nhất đối Jollibee trong quá trình chinh phục người tiêu dùng.
Quá phụ thuộc vào thị trường Philippines
Trong tổng số 1150 cửa hàng trên toàn thế giới, hơn 700 cửa hàng Jollibee đã có mặt ở Philippines. Có thể nói, Jollibee đã thống lĩnh thị trường đồ ăn nhanh tại Philippines, nhưng trên thị trường nước ngoài vẫn còn khá ảm đạm. Có thể, người dùng ở nước ngoài có xu hướng tìm tới các thương hiệu “quốc tế” hơn là một thương hiệu đến từ một “quốc đảo”.
Không ứng dụng công nghệ
Theo thống kê, Jollibee vẫn áp dụng các phương pháp nấu ăn mang tính thủ công và có phần lỗi thời. Việc sử dụng phương pháp này trong chế biến sẽ ngon miệng và đảm bảo hơn, nhưng lại tốn nhiều thời gian và làm giảm năng suất chế biến. Jollibee cần cập nhật các phương pháp nấu ăn tự động công nghệ mới nhất, giúp việc vận hành đạt hiệu quả cao hơn.
Nghèo nàn về marketing
So với các thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới như McDonald, Burger King,… Jollibee có vẻ khá khiêm tốn đối với các hoạt động tiếp thị của mình. Điều này tạo nên “lỗ hổng” lớn khi thâm nhập vào nhiều thị trường trên thế giới. Ngay cả khi đã xuất hiện trên thị trường nước ngoài nhưng Jollibee vẫn là một thương hiệu “kém nổi”.
Giá cả cao hơn trung bình
Sở hữu menu với vô vàn đồ ăn ngon và chất lượng, thế nhưng Jollibee được nhận xét khi bán với mức giá cao hơn trung bình so với các thương hiệu khác. Dẫn đến có không ít khách hàng bỏ qua Jollibee vì giá thành của thương hiệu.
Chiến lược Marketing của Jollibee bao gồm:
Chiến lược sản phẩm của Jollibee (Product)
Thực đơn chính của Jollibee bao gồm: Bánh ngọt, pizza, bánh bao, đồ ăn nhẹ cho bữa sáng, món tráng miệng, cà phê, khoai tây chiên, gà chiên và bánh mì kẹp thịt. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Jollibee là Burger King, In-N-Out Burgers, White Castle, Whataburger, Chick-fil-A, A&W Restaurants, Jack in the Box, McDonald’s, Starbucks,…
Mặc dù phải cạnh tranh vô cùng gay gắt, thế nhưng Jollibee vẫn được đánh giá cao nhờ phong cách tiếp thị độc đáo của mình. Đặc biệt, nhờ vào chất lượng sản phẩm, công đoạn sản xuất, quản lý,… chuyên nghiệp vượt xa đối thủ.
Ví dụ như món Chickenjoy: “Chickenjoy được khéo léo tẩm bột để tạo độ giòn, vị ngon và thật tuyệt vời khi dùng với nước chấm pha chế từ công thức bí mật của chúng tôi”.
Chiến lược giá của Jollibee (Price)
So với 2 “ông lớn fastfood” là KFC và McDonald’s, giá sản phẩm của Jollibee thấp hơn nên dễ tiếp cận với nhóm khách hàng học sinh, sinh viên, dân công sở,…
Cụ thể:
Gà giòn có giá 30.000 VNĐ/ miếng
Gà giòn 60.000 VNĐ/ 2 miếng
Gà giòn 116.000 VNĐ/ 4 miếng
Combo 2 miếng gà giòn + khoai tây vừa + nước ngọt 80.000 VNĐ
Gà giòn sốt cay 32.000 VNĐ/ miếng
Combo 1 miếng gà sốt cay + khoai tây + nước 50.000 VNĐ
Chiến lược phân phối của Jollibee (Place)
Jollibee được khách hàng đánh giá rất cao về dịch vụ của mình khi sở hữu 1150 cửa hàng, hoạt động 24/24,… không ngừng mang tới trải nghiệm cho khách hàng. Hiện nay, để tăng nhận diện thương hiệu và tăng doanh số, Jollibee bắt đầu thực hiện phân phối tại thị trường mới. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng ở mỗi nơi có một thói quen ăn uống khác biệt và đặc trưng.
Ví dụ ở khu vực Trung Đông, khách hàng của Jollibee chủ yếu là người Philippines xa quê. Tại đây, Jollibee có đến hơn 100 cửa hàng và khách hàng chủ yếu là người dân bản địa.
Chiến lược marketing xúc tiến hỗn hợp của Jollibee (Promotion)
Jollibee thực tế đã cho ra mắt khá nhiều quảng cáo trên truyền hình vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Lúc này, Jollibee tuyên bố sẽ tập trung vào mảng marketing, quảng bá hình ảnh linh vật “chú ong” của công ty. Biến hình ảnh chú ong trở nên nổi tiếng trên toàn cầu.
Nói là làm, những bức tượng chú ong với kích thước với một người lớn đã được trưng bày bên ngoài các cửa hàng của thương hiệu này. Lấy cảm hứng từ chuột Mickey, Flores cho biết. “Tony đã không ngừng nỗ lực tìm ra hình ảnh đại diện cho thương hiệu Jollibee, và Disney là cái tên nổi tiếng nhất lúc bấy giờ”.
Jollibee cũng từng sản xuất ra các nội dung truyền thông, với sự ra đời của Jollitown vào năm 2008. Đây là series phim truyền hình ăn khách nhất với trẻ em lúc bấy giờ, mang tới hình ảnh vui nhộn và độc đáo của chú ong Jollibee.
Ngoài ra, Jollibee cũng không ngừng quan tâm tới sức khỏe và giáo dục trẻ em khi tổ chức và tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện. Chính sự ra đời của quỹ từ thiện Jollibee Group Foundation vào năm 2004 đã thể hiện trách nhiệm của thương hiệu với cộng đồng.
Cơ hội của Jollibee
Sự mở rộng các chuỗi cửa hàng trên toàn cầu
Jollibee hoàn toàn có thể dựa vào chính sự độc đáo trong hương vị của họ để tạo ấn tượng và giữ chân khách hàng. Hiện nay, Jollibee đang có ý định mở rộng thị trường của mình trên toàn cầu nhờ vào mùi vị thức ăn đặc biệt của mình.
Đặt hàng trực tuyến
Sau khi đại dịch COVID 19 làm chao đảo thế giới, không ngành hàng nào là không bị ảnh hưởng. Trong đó, ngành nhà hàng là 1 trong lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thay vì ăn ngoài hàng như trước đây, khách hàng đã dần thay đổi và ăn tại nhà nhiều hơn. Lúc này, Jollibee kết hợp với các đơn vị vận chuyển, phát triển kênh đặt hàng trực tuyến sẽ mang tới hiệu quả bất ngờ.
Sản phẩm và dịch vụ mới
Jollibee đến nay vẫn đang không ngừng nỗ lực cung cấp và cho ra các món ăn/ dịch vụ mới với hương vị khác biệt. Bằng cách thử thách xâm nhập vào thị trường đồ ăn chay, phát triển các ứng dụng công nghệ vào bán hàng như thanh toán trực tuyến, quản lý thực phẩm bằng máy móc, đầu tư công nghệ khi chế biến,…
Thách thức marketing jollibee
Cạnh tranh từ các đối thủ “đáng gờm”
Trong “thế giới” đồ ăn nhanh, Jollibee thực sự sẽ phải đối mặt với rất nhiều đối thủ là các “ông lớn” trên thị trường. Đây thực sự là một nguy hiểm đối với thương hiệu khi Jollibee phải tối ưu hóa lợi nhuận, đẩy mạnh marketing, không ngừng đổi mới để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách cũ,…
Xu hướng ăn lành mạnh
Người tiêu dùng ngày nay đang chú trọng hơn tới chế độ ăn uống và sức khỏe của bản thân và gia đình. Việc chạy theo xu hướng ăn đồ chay, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi lành mạnh,… có thể ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Jollibee.
Tạm kết
Jollibee đã trở thành một trong những thương hiệu lớn trong thị trường thức ăn nhanh thế giới và lượng khách hàng đông đảo nhờ chiến lược marketing hiệu quả của mình. Hy vọng với những phân tích về chiến lược marketing Jollibee mà Giải Pháp Marketing vừa chia sẻ trên sẽ hữu ích với các bạn trong việc kinh doanh nhà hàng, quán ăn của bạn. Đừng quên theo dõi các bài viết của GPM để không bỏ lỡ những tin tức mới nhất và xu hướng của ngành F&B nhé!
Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, Founder của Giải Pháp Marketing. Blog của tôi chia sẻ các kiến thức về Marketing – Khởi nghiệp – Tối ưu chuyển đổi trên website, đúc kết từ hơn 10 năm xây dựng Agency, triển khai cho nhiều lĩnh vực – Công ty từ quy mô Start-up tới tập đoàn. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hotline: 0828822226