Mỗi doanh nghiệp, dù là tập đoàn có chỗ đứng trên thị trường hay công ty mới thành lập đều có đội ngũ Marketing đưa ra những kế hoạch marketing phù hợp. Vì vậy trong bài viết này, Giải Pháp Marketing sẽ bật mí đến các bạn các bước lập kế hoạch marketing cho sản phẩm một cách hiệu quả và đã được áp dụng rộng rãi. Hãy cùng tham khảo nhé.
Mục lục
Tại sao cần lập kế hoạch marketing cho sản phẩm
Trước tiên, dưới đây là những lý do để chứng tỏ việc lập kế hoạch marketing cho sản phẩm là việc rất quan trọng trong mỗi chiến dịch. Lý do doanh nghiệp nên lập kế hoạch marketing cho sản phẩm là:
- Giúp doanh nghiệp nhìn thấy rõ được mục tiêu, quy trình để đạt được mục tiêu đó
- Mọi nhân viên đều chung một mục đích và cùng đi theo chung hướng
- Quản lý, xác định được ngân sách, nguồn lực tránh rủi ro trong quá trình thực hiện
- Nắm được nhu cầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng đúng chỗ
- Kiểm soát tốt quá trình và có những phương án nếu có tình huống ngoài dự tính
- Cơ hội cạnh tranh cho cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ với các công ty lớn hơn thông qua điểm nhấn với những ý tưởng sáng tạo.
=> Cách lập kế hoạch bán hàng chi tiết
Như vậy, lập kế hoạch marketing là rất cần thiết giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.
Hiểu thế nào về kế hoạch Marketing cho sản phẩm?
Kế hoạch marketing là một phần trong bản kế hoạch kinh doanh tổng thể. Đây là một hình thức truyền tải đến khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông như các công cụ quảng cáo và mạng xã hội, báo đài… để bán hàng.
Kế hoạch marketing là gì?
Kế hoạch marketing được chia làm 2 loại:
- Kế hoạch ngắn hạn: là bản kế hoạch ngắn hạn bao gồm những nội dung cụ thể, chi tiết xuyên suốt quá trình.
- Kế hoạch dài hạn: là một bức tranh tổng quát với những hoạt động mang tính lâu bền nhiều hơn.
Quy trình lập kế hoạch marketing cho sản phẩm
Sau đây sẽ là nội dung chính của bài: Các bước lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới
Xác định thị trường mục tiêu
Kế hoạch marketing liên quan đến chiến lược phát triển doanh nghiệp của bạn đều phải bao hàm phân tích môi trường vi mô, vĩ mô và tìm kiếm thị trường mục tiêu của mình. Đây yếu tố quyết định đến sự thành công của kế hoạch
Doanh nghiệp nên tìm kiếm hết tất cả các thông tin về khách hàng thông tin: hành vi, thói quen, sở thích,…
=> Custumer insight – bước vào tâm trí khách hàng
- Xác định khách hàng đang sinh sống ở khu vực nào?
- Xác định xu hướng và nhu cầu của thị trường.
- Khách của doanh nghiệp là đối tượng nào?
- Đâu là yếu tố giúp khách hàng mua hàng của bạn?
- Dịch vụ/sản phẩm của bạn có thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng?
- Những điều khách hàng muốn tìm hiểu thì có thể nghiên cứu ở đâu?
Tổng hợp lại toàn bộ dữ liệu mà bạn thu thập được để rõ khách hàng mục tiêu “từ trong ra ngoài”. Việc này sẽ rất hữu ích để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả nhất.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Câu nói “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” được áp dụng trong tất cả các kế hoạch kinh doanh.
Đơn giản, việc của bạn là đi thu thập lại tất cả những ưu điểm, nhược điểm, hạn chế của sản phẩm/dịch vụ đối thủ là gì. Rồi sau đó hãy khắc phục được những nhược điểm hạn chế đó mà nếu tốt hơn là hãy tìm cách tạo ra những ưu điểm của mình vượt trội hơn của họ.
Phân tích sản phẩm
Chắc chắn là bạn đã nghe tới mô hình SWOT, mô hình giúp bạn hiểu rõ từng “chân tơ kẽ tóc” sản phẩm của mình.
Nói tóm gọn, phân tích SWOT các bạn hãy chú ý bao gồm những khía cạnh như sau:
- S: Strengths (Thế mạnh): Đặc điểm nào của sản phẩm đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.
- W: Weaknesses (Điểm yếu): Đặc điểm nào của sản phẩm khiến sản phẩm của bạn yếu thế hơn so với đối thủ.
- O: Opportunities (Cơ hội): Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế.
- T: Threats (Thách thức): Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án.
Ngoài phân tích SWOT sản phẩm của mình, bạn cũng có thể thực hiện phân tích thêm các mô hình 5C và PEST.
Xác định mục tiêu cụ thể
Đương nhiên, hãy biết được doanh nghiệp bạn muốn đạt được những gì đối với sản phẩm này, doanh số hay thị phần?
Xác định mục tiêu marketing cho sản phẩm bạn cần tham khảo qua các câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp mong muốn nắm được bao nhiêu phần trăm thị phần?
- Có nội dung nào cần chắc chắn có được?
Dựa vào tình hình thực tế và tham vọng mà bạn có thể đặt ra các mục tiêu từ tài chính cho tới mở rộng thị trường, từ lợi nhuận thu về cho tới số lượng khách hàng tiềm năng biết tới thương hiệu,… Và đừng quên là không đưa các vấn đề như logistic hay quản trị vào bước này để tránh bị phân tâm.
Phác thảo kế hoạch marketing
Trong các bước lập kế hoạch marketing cho sản phẩm/dịch vụ mới thì đây chính là hạnh mục mà doanh nghiệp cần dồn tâm sức vào nhất. Dựa vào các mục tiêu mà các bạn đã đề ra, giờ là lúc cần xây dựng kế hoạch marketing tổng thể.
Trước khi lập nên hệ thống hoàn chỉnh, bạn phải đảm bảo là đã phân tích được hết những thông tin ở các mục bên trên, từng hạng mục, từng câu hỏi nhỏ. Điều này cho phép bạn nhìn thấy cụ thể các công việc cần thiết đẩy mạnh triển khai. Đây cũng là tiền đề để khi nhìn vào, người làm marketing xem rằng kế hoạch của mình có khả thi hay không.
Xác định ngân sách cho bản kế hoạch
Một kế hoạch hiệu quả là không lãng phí quá nhiều ngân sách nhưng tạo ra được sự chú ý lớn từ phía người tiêu dùng. Các thông tin được đề cập trong phần này bao gồm xác định điểm hòa vốn, dự đoán doanh thu thu được và dự đoán các chi phí cần chi.
- Xác định điểm hòa vốn: Thời điểm mà công ty bắt đầu tạo ra lợi nhuận.
- Dự báo tiền thu về được: Đây chính là mức doanh thu mà doanh nghiệp ước tính
- Dự trù chi phí: Tổng ngân sách là một số tiền có thể được sử dụng để duy trì các hoạt động dựa trên mục tiêu của kế hoạch marketing.
Thực hiện kế hoạch
Sau khi biết được cách lập kế hoạch marketing thì hãy bắt tay ngay thực hiện. Kế hoạch marketing có thể đơn giản hoặc phức tạp, điều đó phụ thuộc nhiều vào các loại sản phẩm và công việc kinh doanh.
Lời kết
Vừa rồi là các bước lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mà Giải Pháp Marketing muốn bật mí với bạn. Hy vọng với các bước cơ bản trên, bạn có thể tự tin xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm mới trong ngắn hạn hay dài hạn. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lập kế hoạch marketing của chính mình.
Tham khảo các bài viết khác:
- Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm chuyên nghiệp
- Pod trong marketing là gì?
Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, Founder của Giải Pháp Marketing. Blog của tôi chia sẻ các kiến thức về Marketing – Khởi nghiệp – Tối ưu chuyển đổi trên website, đúc kết từ hơn 10 năm xây dựng Agency, triển khai cho nhiều lĩnh vực – Công ty từ quy mô Start-up tới tập đoàn. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hotline: 0828822226