Ngày nay, khi nhu cầu của con người về giá trị cuộc sống ngày càng cao. Hiểu được điều đó nhà tâm lý học Abraham Maslow đã cho ra đời tháp nhu cầu để giải quyết hành vi của người tiêu dùng. Vậy tháp nhu cầu maslow là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về tháp nhu cầu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Tháp nhu cầu maslow là gì?
Tháp nhu cầu maslow là mô hình nổi tiếng mô tả về tâm lý, động cơ của con người. Tháp maslow được mô tả bằng hình kim tự tháp gồm 5 tầng tương ứng với 5 cấp độ của con người. Mỗi một tầng của kim tự tháp phản ánh cấp độ về nhu cầu con người khi càng lên cao thì nhu cầu càng cao hơn.
Theo như sơ đồ của tháp maslow con người luôn muốn đạt được nhu cầu cơ bản về sinh tồn trước. Chẳng hạn như khi có đủ về nguồn thức ăn, nước uống, nghỉ ngơi mới bắt đầu có nhu cầu cao về lòng tự trọng.
Nhà tâm lý học Maslow tin rằng: Những nhu cầu của con người giống như bản năng là động lực thúc đẩy hành vi con người. Khi hiểu được tháp nhu cầu không những phát triển bản thân mà còn được ứng dụng nhiều trong marketing, quản lý nhân sự.
Tháp maslow có những cấp độ nào?
Để hiểu về tháp nhu cầu maslow là gì cần phải tìm hiểu về các cấp độ của tháp nhu cầu phân loại như thế nào. Cùng tìm hiểu về 5 cấp độ của tháp nhu cầu dưới đây.
Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu về sinh lý được thể hiện dưới đáy tháp. Đây là những nhu cầu về thể chất, sự sống con người. Cơ thể cần đáp ứng nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi,..để duy trì sự sống. Vì vậy, nhu cầu sinh lý quan trọng đầu tiên trong tháp nhu cầu.
Nhu cầu an toàn
Khi con người đã thỏa mãn về nhu cầu sinh lý thì sự an toàn trong cuộc sống gia đình, an ninh, sức khỏe được quan tâm đến.
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu xã hội được đặt ở cấp độ thứ 3 trên tháp maslow. Khi con người đã có sự sống, an toàn họ luôn muốn giao lưu hòa nhập xã hội với những người bạn, người thân gia đình. Muốn nhận được sự yêu thương và được yêu.
Nhu cầu kính trọng
Hầu hết, con người đều mong muốn nhận được sự tôn trọng. Trong bất kỳ các mối quan hệ, công việc con người đều muốn mọi người tôn trọng giúp họ thể hiện bản thân, năng lực, tự tin, độc lập hơn với cuộc sống.
Nhu cầu thể hiện bản thân
Theo tháp nhu cầu của maslow khi con người đã có đầy đủ 4 nhu cầu trên và nhận ra những tiềm năng bản thân. Con người sẽ mong muốn thể hiện bản thân để đạt được thành quả cao nhất trong mọi lĩnh vực.
Ứng dụng của tháp nhu cầu trong marketing
Tháp nhu cầu được ứng dụng rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện tháp nhu cầu maslow đang được ứng dụng trong marketing. Người làm marketing sẽ sử dụng phân tích tháp nhu cầu maslow thông qua hành vi, tâm lý người tiêu dùng. Từ đó đưa ra nguồn lực, nhân sách, phương án giải quyết thông qua các chiến lược marketing.
Có thể bạn quan tâm: Marketing bao gồm những gì?
Ứng dụng của tháp nhu cầu maslow trong marketing sẽ được triển khai theo 2 mục tiêu chính đó là:
Định vị phân khúc khách hàng
Đầu tiên cần nắm rõ được đối tượng khách hàng là ai? Sau đó phân ra từng nhóm khách hàng mục tiêu để giải quyết những nhu cầu của mỗi nhóm là gì? Tiếp đến sẽ đưa họ vào 5 cấp độ tháp nhu cầu nhằm phân khúc và có phương án tiếp thị tốt nhất.
Xem thêm: Khách hàng mục tiêu của mì ăn liền
Nghiên cứu hành vi và truyền tải thông điệp đến khách hàng
Sau khi đã phân khúc được đối tượng khách hàng theo nhóm. Từ đó sẽ tiến hành xác định khách hàng theo sở thích, địa vị xã hội, giá cả,.. Điều này giúp cho việc truyền tải thông điệp trở nên đơn giản hơn.
Tham khảo thêm: Những câu slogan hay về kinh doanh
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong thực tế
Học thuyết Maslow vận dụng trong công ty
Với học thuyết Maslow khi sử dụng cho điều hành trong công ty, để giải quyết được các vấn đề sau:
Nhu cầu sinh lý: Trong trường hợp này, nhu cầu sinh lý được hiểu là nhu cầu cơ bản của mỗi người. Doanh nghiệp phải đảm bảo cho nhân viên của mình mức lương phù hợp, xứng đáng với công sức và vị trí mình đảm nhận. Mức lương đó cũng cần đảm bảo đủ mức sống cơ bản để nhân viên chi trả cuộc sống. Bên cạnh đó, họ cũng cần được hưởng các chế độ phúc lợi về ngày nghỉ và sắp xếp các ngày làm việc phù hợp.
Nhu cầu an toàn: Sau khi trúng tuyển công việc, phía doanh nghiệp cần đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên. Cụ thể, đó là việc ký kết hợp đồng lao động giữa chủ doanh nghiệp và nhân viên. Bên cạnh đó, công ty cũng cần đảm bảo đầy đủ phúc lợi cho nhân viên theo Luật Lao động như đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, thậm chí cũng nên có cả Bảo hiểm thất nghiệp phòng trường hợp xấu xảy ra.
Nhu cầu xã hội: Nhu cầu xã hội mà tháp nhu cầu Maslow đáp ứng là những vấn đề về tình cảm, cảm xúc. Cụ thể, với doanh nghiệp, đó là yếu tố chú trọng về Văn hóa doanh nghiệp, tạo dựng các phòng ban chuyên môn, văn hóa làm việc nhóm. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông nội bộ như Team Building, du lịch thường niên cần được doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi để nhân viên được phát triển khả năng xã hội của mình.
Nhu cầu được tôn trọng: Trong doanh nghiệp, nhu cầu được tôn trọng của nhân viên là việc được lắng nghe ý kiến, đóng góp tán dương bởi mọi người. Ngoài ra, họ cần có lộ trình thăng tiến rõ ràng trong quá trình làm việc (bao gồm địa vị và mức lương thực lĩnh). Ban lãnh đạo công ty cần có được cơ chế thưởng phạt rõ ràng, công bằng với nhân viên. Điều này thể hiện sự tôn trọng cũng như khích lệ tinh thần làm việc, cống hiến của họ.
Nhu cầu được thể hiện bản thân: Mỗi nhân viên, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp là một cá thể riêng biệt. Theo đó, doanh nghiệp cần khai thác được thế mạnh của họ. Hãy trao cơ hội được thể hiện, sáng tạo cho các nhân viên của mình. Ví dụ như cân nhắc những vị trí trưởng nhóm hay lãnh đạo cho nhân viên có đóng góp xuất sắc nhất. Điều đó đồng nghĩa việc trao cho nhân viên đó quyền hạn, tiếng nói cũng như đóng góp vào sự phát triển của cả công ty.
Tháp nhu cầu Maslow vận dụng trong quản trị nhân sự
Chúng ta có thể hiểu rằng, vận dụng kim tự tháp Maslow trong công ty khá đơn giản. Bởi nó rõ ràng với từng mốc nhu cầu riêng. Tuy nhiên ta vẫn cần lưu ý, một nhân viên tại một công ty sẽ có đồng thời cả 5 nhu cầu trên cùng một lúc. Nhà quản trị nhân sự cần có những chính sách phù hợp cho từng cá nhân ở mỗi thời điểm khác nhau. Không thể áp dụng cùng một yêu cầu cho nhiều người, cũng như không thể áp dụng suốt một chính sách cho một người vĩnh viễn được.
Một ví dụ điển hình cho trường hợp này, một sinh viên mới tốt nghiệp, nhu cầu về lương thưởng sẽ ở mức vừa đủ để chi trả cuộc sống. Nhu cầu quan trọng nhất là được học hỏi nhiều kinh nghiệm, nâng cao và phát triển bản thân. Còn với một nhân viên có thâm niên dày dạn kinh nghiệm, nhu cầu học hỏi, phát triển sẽ không còn được ưu tiên hàng đầu nữa. Thay vào đó họ có nhu cầu về sự thăng tiến trong công việc, mức lương thưởng và chế độ đãi ngộ tốt hơn, hay nhu cầu được thể hiện bản thân, có tiếng nói trong công ty được ưu tiên hàng đầu.
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong dịch vụ du lịch
Tháp nhu cầu Maslow phân tích nhu cầu của con người, vì vậy nó cũng được ứng dụng trong ngành du lịch. Chúng sẽ được dùng để phục vụ chung một mục đích là phân tích được nhu cầu của con người, mà ở đây là của du khách. Từ đó doanh nghiệp sẽ có những chính sách phù hợp để đáp ứng. Và 5 cấp độ trong tháp Maslow trong dịch vụ du lịch như sau:
Nhu cầu sinh học: Đây là nhu cầu cơ bản nhất đối với bất cứ ai, tương tự với du khách cũng vậy. Để họ có thể tận hưởng được trọn vẹn chuyến đi, việc doanh nghiệp cung ứng du lịch phải đáp ứng về những yếu tố cơ bản như: điều kiện ăn uống, chỗ ở, đi lại cho du khách. Họ sẽ không thể hài lòng về chuyến đi nếu những nhu cầu với các câu hỏi đặt ra sau đây không được đáp ứng như: Chỗ nghỉ có thoải mái không? Bữa ăn ngon và xứng đáng với kinh phí họ đầu tư không? Đồ ăn có chuẩn văn hóa nơi đó? Dịch vụ vận chuyển tốt không? Đó là những câu hỏi mà doanh nghiệp du lịch cần đáp ứng câu trả lời hài lòng cho du khách nếu họ muốn đáp ứng nhu cầu sinh học của du khách.
Nhu cầu an toàn: Với lĩnh vực du lịch, sự an toàn là điều vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp du lịch cần đảm bảo cho du khách ở tất cả điểm đến, cũng như mọi dịch vụ có trong tour luôn được an toàn. Nếu bất kỳ một điểm nào khiến du khách cảm thấy bị “đe dọa”, chắc chắn sẽ mang lại cảm giác không thoải mái cho cả phía khách hàng và doanh nghiệp du lịch. Để thỏa mãn nhu cầu này, doanh nghiệp cần mang lại cho du khách những giá trị hữu hình. Cụ thể là những sản phẩm: Bảo hiểm cho khách hàng để đảm bảo an toàn trong phương tiện di chuyển; một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, xử lý tốt các tình huống phát sinh.
Nhu cầu xã hội: Đáp ứng nhu cầu xã hội trong du lịch chính là thỏa mãn được yếu tố tinh thần, mang lại những trải nghiệm thoải mái tới du khách. Nó cũng là sự đảm bảo về tính cá nhân hóa cho khách. Một chuyến du lịch đáp ứng được nhu cầu xã hội của khách du lịch là khi nó mang lại bầu không khí vui vẻ, thoải mái, thư giãn và quan trọng, nó được duy trì trong suốt chuyến đi. Bên cạnh đó, hướng dẫn viên du lịch cần thể hiện được sự tận tình khi hỗ trợ, tạo bầu không khí và tạo được sự hứng khởi, kết nối du khách với nhau. Từ đó mang lại trải nghiệm du lịch tốt nhất, giúp du khách cảm thấy thích thú và khám phá được thêm điều mới.
Nhu cầu được tôn trọng: Doanh nghiệp hay nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần đảm bảo cho du khách cảm thấy được tôn trọng trong suốt chuyến đi. Nó đồng nghĩa với việc, muốn du khách yêu thích doanh nghiệp thì phía doanh nghiệp cũng cần trao lại sự tôn trọng với họ. Điều này được thể hiện qua các công việc như: hướng dẫn viên thay mặt doanh nghiệp gửi lời cảm ơn tới đoàn du khách đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của công ty sau chuyến đi; hướng dẫn viên tận tình hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của du khách, sự tôn trọng giữa những du khách trong đoàn,..
Nhu cầu được thể hiện bản thân: Đây là cấp độ cao nhất của tháp nhu cầu Maslow, cũng là yếu tố mà hầu hết mọi doanh nghiệp du lịch muốn hoàn thành. Chỉ khi đáp ứng được nhu cầu này, doanh nghiệp mới thực sự mang lại cho du khách trải nghiệm tuyệt vời nhất. Với nhiều khách hàng, du lịch không chỉ là nghỉ dưỡng, trải nghiệm mà nó còn là chuyến khám phá bản thân, truyền cảm hứng cho người xung quanh. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp du lịch có thể cung cấp cho du khách công cụ, môi trường, điều kiện để thực hiện điều này, đồng nghĩa với việc họ đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu này của khách.
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong tình yêu
Tháp nhu cầu Maslow – một mô hình thường thấy trong quản trị doanh nghiệp vẫn có thể được ứng dụng trong tình yêu. Sở dĩ nó có thể làm như vậy là vì bản chất của tháp Maslow là phân tích con người. Mỗi cá thể sẽ bị ràng buộc vào những nhu cầu đặt ra từ mô hình này. Tình yêu là cảm xúc được tạo nên giữa người với người, bởi vậy các nguyên lý của tháp vẫn hoàn toàn có thể được áp dụng. Nhu cầu Maslow được ứng dụng trong tình yêu cụ thể như sau:
Nhu cầu sinh học: Nhu cầu sinh học luôn là nhu cầu cơ bản nhất của một con người. Xét ở khía cạnh tình yêu, điều này có nghĩa là bạn cần đáp ứng được những nhu cầu về mặt đời sống cơ bản cho bạn đời của mình. Nó được thể hiện đơn giản là bạn có một công việc với mức thu nhập đủ tốt, đủ lo cho cuộc sống của cả hai. Tuy nhiên cũng có thể nó không chỉ dừng ở mức đủ sống, bạn cũng nên tìm cách để nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nửa kia của mình, cũng như cho chính cuộc sống của bạn.
Nhu cầu an toàn: Bạn cần tạo được cảm giác an toàn cho người kia khi ở bên cạnh mình. Nó thể hiện ở việc bạn sẽ mang lại cho đối phương một cuộc sống lành mạnh, an toàn. Yếu tố an toàn ở đây thể hiện trên nhiều khía cạnh. An toàn đó là một chỗ ở an toàn, một nơi làm việc ổn định, một cuộc sống tinh thần thoải mái. Hay đơn giản, đó là sự tin tưởng vào tình cảm của đối phương
Nhu cầu xã hội: Trong tình yêu, nhu cầu xã hội được đáp ứng được là khi bạn trở thành một người tin cậy với nửa kia của mình. Bạn là người luôn yêu thương họ, cho họ cảm thấy chỉ có bạn mới là người họ an tâm chia sẻ, tâm sự mọi chuyện. Bạn mới là người có thể lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với mọi chuyện trong cuộc sống của họ.
Nhu cầu được tôn trọng: Dù là trong tình yêu, khi 2 người đã là bạn đời của nhau, bạn và nửa kia vẫn là hai cá nhân riêng biệt và cần tôn trọng lẫn nhau, đối xử công bằng. Hai bên sẽ luôn tôn trọng đời sống riêng tư hay công việc, sở thích cá nhân của nhau. Đừng chỉ tập trung tới các yếu tố bên ngoài mà quên đi việc lắng nghe, chia sẻ để nửa kia cảm thấy được tôn trọng.
Nhu cầu được thể hiện bản thân: Đây được coi là nhu cầu với mức cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow. Bởi nó là nhu cầu thuộc về cá nhân nhiều nhất. Mỗi người đều có những thế mạnh, ưu điểm riêng biệt. Bởi vậy, bạn cần đưa ra những lời khuyên, nhận xét để giúp bạn đời của mình phát triển được những khả năng, ưu điểm đó. Việc này là yếu tố “chìa khóa” giúp bạn chinh phục được trái tim của họ tuyệt đối. Hay nói cách khác, mỗi ai trong mối quan hệ đều có quyền có lựa chọn riêng cho sự phát triển sự nghiệp của bản thân. Chúng ta sẽ không nên vì tình yêu mà hy sinh ước vọng hay con đường sự nghiệp phát triển của chính mình.
Ứng dụng học thuyết Maslow trong giáo dục
Tháp nhu cầu Maslow khi ứng dụng học thuyết này vào trong giáo dục, mục đích là để cha mẹ hiểu được con cái của mình. Từ đó họ có thể đồng hành cùng con trong việc giáo dục và quá trình trưởng thành. Tương ứng với mỗi cấp độ sẽ là nhu cầu khác nhau. Cụ thể:
Nhu cầu thiết yếu: Đó là những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt,… Cha mẹ cần dạy cho con mình biết cách tự bản thân đáp ứng được những nhu cầu này thay vì cha mẹ thể hiện tình yêu thương con quá mức, chiều chuộng bằng cách làm hộ cho con. Nếu luôn bao bọc và chăm sóc quá chu đáo, ngược lại sẽ tạo nên đứa trẻ sự ỷ lại và khả năng sinh tồn của đứa trẻ vô tình bị tước mất.
Nhu cầu được an toàn: Nhu cầu an toàn ở đây nằm ở khía cạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Cha mẹ cần dạy cho bé biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân mình và có ý thức về một cuộc sống “an toàn”. Điều này thể hiện ở việc có được một công việc, có gia đình, sức khỏe, tài sản luôn là yếu tố đi kèm trong cuộc sống.
Nhu cầu hòa hợp: Nhu cầu này thể hiện ở cảm xúc của con với mọi người xung quanh. Cha mẹ cần giúp con nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, cùng con xây dựng được tình cảm gắn kết giữa các thành viên. Ngoài ra, nó còn là sự phát triển các mối quan hệ với người ngoài xã hội: bạn bè, đồng nghiệp. Cha mẹ sẽ là người dạy cho con biết đối nhân xử thế, xây dựng niềm tin giữa con người với con người.
Nhu cầu được tôn trọng: Mỗi một cá nhân đều có những quan điểm, suy nghĩ hay cái tôi riêng. Vậy nên cha mẹ cần dạy cho con biết tôn trọng điều đó với mọi người. Ngược lại, bản thân cha mẹ cũng thể hiện sự tôn trọng với con cái, có như vậy, bé mới hình thành sự tôn trọng mọi người từ chính tâm của mình.
Nhu cầu thể hiện bản thân: Nhu cầu này vẫn là cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu. Thể hiện bản thân ở đây là lòng tự tôn, tự trọng, mong muốn khẳng định bản thân và đạt được thành tựu, đóng góp ý nghĩa vào cho cuộc sống.
Những lưu ý khi áp dụng tháp nhu cầu maslow
Sau khi đã hiểu hơn về tháp nhu cầu maslow là gì và được mọi người ứng dụng thực tế vào các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, khi áp dụng tháp nhu cầu cần phải lưu ý một số điều sau đây.
Không nên dập khuôn nhu cầu con người giống tháp maslow
Theo như nhà tâm lý học Maslow thì tháp nhu cầu được đưa ra dựa trên nhu cầu cần thiết của con người nhưng không tuyệt đối. Do đó, khi áp dụng tháp nhu cầu không nên dập khuôn.
Bởi nhu cầu con người còn chịu sự tác động từ hoàn cảnh. Vậy trong tháp maslow chỉ có nhu cầu sinh lý sẽ giống nhau và khi lên cao cần dựa trên sự phát triển bản thân mỗi người.
Nhu cầu con người không theo cấp độ
Con người luôn mong muốn đạt được cấp độ từ chân tháp đi lên đỉnh tháp. Tuy nhiên, không phải nhu cầu con người sẽ tuân theo đúng cấp độ mà còn tùy thuộc vào sự tác động bên ngoài, các sự việc xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy, khi áp dụng tháp maslow cần có sự linh hoạt sao cho phù hợp.
Không nhất thiết cần đáp ứng nhu cầu dưới mới lên trên
Theo như học thuyết Maslow đưa ra không nhất thiết con người cần đáp ứng nhu cầu bên dưới mới lên được cấp độ trên. Bởi thông qua các cấp độ nhu cầu con người phải cảm thấy thỏa mãn khi đó mới xuất hiện nhu cầu mới.
Có thể mở rộng tháp maslow
Tháp nhu cầu của maslow không chỉ giới hạn ở 5 cấp độ mà có thể phát triển mở rộng ra nhu cầu dựa vào sự tác động ngoại cảnh.
Hy vọng qua bài viết Giải pháp marketing chia sẻ bên trên mọi người sẽ hiểu hơn về tháp nhu cầu maslow là gì để từ đó ứng dụng vào trong cuộc sống hàng ngày giải quyết công việc đạt hiệu quả. Chúc bạn thành công!
BÀI VIẾT HỮU ÍCH
Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, Founder của Giải Pháp Marketing. Blog của tôi chia sẻ các kiến thức về Marketing – Khởi nghiệp – Tối ưu chuyển đổi trên website, đúc kết từ hơn 10 năm xây dựng Agency, triển khai cho nhiều lĩnh vực – Công ty từ quy mô Start-up tới tập đoàn. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hotline: 0828822226