T4, 07 / 2021 11:56 sáng | gp_user
Với các nhà bán hàng thì SKU là những dãy số vô cùng quen thuộc. SKU trong marketing là gì? SKU có tác dụng gì đặc biệt mà lại được người kinh doanh chú trọng và sử dụng phổ biến? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin thú vị về SKU ngay trong bài viết dưới đây để có thể ứng dụng trong kinh doanh và marketing một cách hiệu quả.

SKU trong marketing là gì?

SKU trong marketing và bán hàng (Sales) nghĩa là Stock Keeping Unit –  Đơn vị lưu kho. Hiểu đơn giản thì SKU là một dãy số gắn với mỗi sản phẩm, dùng để xác định, tìm kiếm, quản lý sản phẩm trong kho, trên một danh sách hoặc hóa đơn, văn bản. Mỗi phần số trong SKU có thể đại diện cho các thông tin như thương hiệu, mô tả sản phẩm, màu sắc, thời gian, kho hàng…

SKU trong marketing là gì

Không có quy chuẩn chung toàn cầu cho việc tạo SKU bởi mỗi nhà sản xuất hoặc nhà bán hàng sẽ xây dựng cho mình một quy tắc riêng, miễn là quy tắc đó giúp họ kiểm soát một cách dễ dàng, có thể nhìn SKU nhận biết đúng sản phẩm.

Gợi ý: PoD trong marketing là gì?

Điểm khác biệt của UPC với SKU trong marketing là gì? UPC (Universal Product Code) – mã sản phẩm chung được sử dụng rộng rãi tại các thị thường Mỹ, Anh, Úc, Canada và nhiều khu vực khác trên thế giới. UPC được cấu tạo từ mã nhà sản xuất, mã sản phẩm, số kiểm tra và được tạo theo một quy chuẩn chung mang tính quốc tế. Còn SKU có thể tùy biến theo nhu cầu của mỗi nhà bán hàng, nhà sản xuất.

4 lợi ích của SKU hỗ trợ kinh doanh và marketing

Sau khi biết được SKU trong marketing là gì, hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của nó trong kinh doanh và marketing. Hiện nay, SKU được ứng dụng mạnh mẽ trong các kho hàng, cửa hàng và trên các sàn thương mại điện tử. Có thể nói rằng SKU mang lại rất nhiều lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài cho người kinh doanh.

SKU rất cần thiết trong quản lý sản phẩm
SKU rất cần thiết trong quản lý sản phẩm

Giúp nhà bán hàng quản lý sản phẩm hiệu quả

Mỗi sản phẩm gắn với một SKU cố định, nhìn vào SKU người kiểm soát kho và người quản lý có thể biết được những thông tin cơ bản một cách nhanh chóng: đó là sản phẩm gì, thuộc nhóm nào, có màu gì, khối lượng bao nhiêu, chất liệu ra sao, xuất xứ từ đâu, tình trạng bảo hành thế nào… Tất nhiên các thông tin này là do người tạo SKU quy định theo một nguyên tắc phù hợp với nhu cầu của kho, cửa hàng, doanh nghiệp.

SKU giúp kiểm kê hàng hóa nhanh chóng, chính xác, giúp người quản lý biết được khi nào cần bổ sung hàng mới, khi nào cần xử lý tồn kho. Nếu SKU được tạo chuẩn xác và kiểm soát bằng các phần mềm thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh những sai sót trong quá trình kiểm kê.

Dễ dàng theo dõi sự luân chuyển hàng hóa trong kho và tại cửa hàng

Với sự đa dạng của các nền tảng bán hàng như hiện nay thì người kinh doanh thường gặp phải các vấn đề như chênh lệch giữa các kho, không cập nhật kịp thời hàng hóa dẫn đến kho bị lệch số, khách không đặt được hàng. Sử dụng SKU là cách dễ dàng để để liên kết, quản lý hàng hóa ở nhiều kho khác nhau, đồng bộ kho hàng thực tế và kho hàng trên website, gian hàng tại các trang thương mại điện tử.

Hỗ trợ nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để cải thiện các hoạt động marketing và bán hàng

Dựa vào doanh số của từng SKU, doanh nghiệp có thể nhận biết được sản phẩm nào được ưa chuộng nhất theo màu sắc, chất liệu, hoặc theo các thông số khác. Từ đó những người điều chỉnh định hướng marketing và bán hàng phù hợp với nhu cầu của thị trường theo từng thời điểm.

Đặt tên SKU sao cho dễ quản lý?

Doanh nghiệp nào cũng có thể tạo lập một bộ SKU cho riêng mình, tuy nhiên điều quan trọng là đặt tên SKU là gì dễ hiểu và hợp lý để thuận lợi trong quá trình kiểm soát và bán hàng. Dưới đây là một số chỉ dẫn để bạn tham khảo và đặt tên SKU.

Một SKU thường bao gồm các thông tin về thương hiệu, màu sắc, kích thước, khối lượng, chất liệu… Bạn nên tạo một bảng tổng hợp quy tắc tạo lập SKU với thông tin, số hiệu, chữ viết tắt rõ ràng để tránh trùng lặp. Ví dụ về một SKU cho sản phẩm quần: NDR30CVN

SKU trong marketing là gì
Một ví dụ về SKU
  • Tên thương hiệu hoặc dòng sản phẩm: ND – viết tắt của New Days – có thể thêm các tên viết tắt khác.
  • Màu sản phẩm: Đỏ (Red) – viết tắt là R, có thể viết tắt tên các màu khác như B – Blue, Y – Yellow…
  • Size quần: 30 – có thể thay bằng con số khác, hoặc phân loại theo XS, S, M, L, XL, XXL.
  • Chất liệu: Cotton – viết tắt là C
  • Kho hàng hoặc xuất xứ: Việt Nam – viết tắt là VN

Bên cạnh đó hãy lưu ý một số điều sau khi đặt tên SKU:

Giảm bớt thông tin không cần thiết

Một SKU không nên quá dài và quá nhiều thông tin, mỗi SKU chỉ nên dài dưới 10 ký tự để người đọc không mất thời gian phân biệt từng thông tin chứa đựng trong đó.

Các ký tự nên hạn chế

Chữ O dễ nhầm với số 0, chứ I(i) viết hoa và l viết thường rất khó phân biệt, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng cạnh nhau. Một số ký tự đặc biệt như ; : _ ‘ “<> có thể bị hạn chế trong phần mềm quản lý hoặc trên các nền tảng quản lý bán hàng, trang thương mại điện tử, vì vậy không nên sử dụng chúng trong SKU.

Đặt tên SKU cần đồng bộ

Tên SKU tại kho, trên website bán hàng, trên Facebook, trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki giống nhau hoàn toàn là tốt nhất. Khi cần đồng bộ bán hàng đa kênh bạn sẽ không mất thời gian để chuyển đổi nữa.

Lời kết

Với những nội dung mà Giải Pháp Marketing mang đến, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ SKU trong marketing là gì, những tác dụng của SKU và cách đặt tên SKU hiệu quả. Hãy ứng dụng ngay vào thực tế để việc quản lý sản phẩm trong bán hàng và marketing được tối ưu, giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

 

Tìm hiểu thêm bài viết:

Bài viết cùng chuyên mục