Trong kinh doanh thì ký kết hợp đồng là việc làm thường nhật. Mỗi ngày doanh nghiệp có thể ký kết từ hàng chục, hàng trăm hợp đồng từ lớn đến nhỏ tùy quy mô. MOU được xem là một trong những giai đoạn đầu và có sức ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kí kết hợp đồng sau này. Vậy thì MOU là gì? Cùng Giải Pháp Marketing tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
MOU là gì?
MOU là viết tắt của Memorandum of understanding, dịch ra có nghĩa là hợp biên bản ghi nhớ. MOU thể hiện một thỏa thuận nào đó giữa hai hoặc nhiều bên. Chính vì ý nghĩa này mà từ MOU thường được xuất hiện trong các giao dịch, hợp đồng.
Biên bản ghi nhớ này như một loại hồ sơ, công cụ hay tài liệu không chính thức. Khi hai bên có giao ước về việc kí kết, thỏa thuận kinh doanh mà không muốn sử dụng các văn bản pháp lý thì sẽ sử dụng MOU. MOU sẽ trở thành một biên bản có tính pháp lý nếu nó thỏa mãn được các điều kiện sau:
- Xác định được đầy đủ các bên tham gia giao ước.
- Các đầu mục: nội dung, mục đích đều được các bên xác nhận và nắm rõ
- Có xác nhận bằng chữ ký của các bên
- Đối với biên bản MOU, những bên có liên quan bắt buộc phải ghi nhớ các điều khoản và coi như đây là một bản hợp đồng thay thế
=>> Tham khảo: SaleForce là gì? 7 lý do saleforce thành công
Khi có vấn đề xảy ra thì MOU sẽ là văn bản có giá trị giải quyết theo những điều lệ đã chỉ ra.
Quá trình tạo lập biên bản ghi nhớ MOU được diễn ra như thế nào?
Trên thực tế thì quá trình này diễn ra khá nhanh và cũng đơn giản. Bước đầu, mỗi bên cần phải lập kế hoạch xác định yêu cầu để gửi cho bên kia. Điều quan trọng ở bước này là các bên phải nắm rõ và xác nhận được yêu cầu của nhau để thỏa thuận và sửa đổi luôn.
Sau khi biên bản hợp đồng ghi nhớ đầu tiên hoàn thành, đại diện các bên sẽ gặp gỡ, thảo luận và đưa ra thống nhất chung cho bản ghi nhớ.
Lưu ý: trong hợp đồng phải có các thỏa thuận bao gồm: thời gian bắt đầu, cách thức triển khai, thời gian kết thúc hợp đồng. Trong thương mại, MOU cần phải được rà soát, thống nhất thật kỹ trước khi ký kết.
Sau khi tất cả đã được thống nhất thì hai bên sẽ kí kết vào biên bản ghi nhớ MOU.
Sự khác nhau giữa MOU và những hợp đồng chính thức khác là gì?
Bản hợp đồng chính thức
Hợp đồng được thể hiện bằng dạng văn bản, có tính riêng tư giữa hai bên hoặc nhiều bên. Điều đặc biệt là mỗi bản hợp đồng sẽ có tính ràng buộc về mặt pháp lý và thi hành bởi thẩm phán. Nếu vi phạm hợp đồng thì sẽ phải thực thi các mức án theo như quy định, có những trường hợp khi vi phạm hợp đồng phải ngồi tù.
Ký hợp đồng rồi thì sẽ không thay đổi được các điều khoản nữa. Hợp đồng được soạn thảo bao gồm những lưu ý và thể hiện những điều khoản nhỏ nhất.
Biên bản ghi nhớ MOU
Biên bản ghi nhớ thường có ít các quy định hơn, đơn giản, linh hoạt hơn so với hợp đồng. Trong quá trình thực hiện các điều khoản trong bản ghi nhớ, hai bên có thể chỉnh sửa lại nội dung cho phù hợp. Tất nhiên sự chỉnh sửa này không làm ảnh hưởng đến lợi ích của hai bên và đi trái lại các quy định của pháp luật. Có thể xem MOU như là một thỏa thuận trước khi các bên có một bản hợp đồng chính thức, mang hiệu lực pháp lý.
Hầu hết, các sở hay công ty kinh doanh đều ưu tiên lựa chọn biên bản ghi nhớ hơn là các hợp đồng chính thức khác bởi tính đơn giản, nhanh gọn, dễ triển khai và linh hoạt. Hơn nữa, khi có vấn đề xảy ra, các bên cũng không phải ra tòa, mời luật sư hay có thẩm phán giải quyết.
Tính pháp lý trong kinh doanh của MOU
Tính pháp lý trong kinh doanh của MOU là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực của hợp đồng. Do đó, các doanh nghiệp cần phải xem xét một cách cẩn thận trong quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, chủ thể tham gia việc mua bán hàng hóa là thương nhân, bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không thuộc thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Nhưng phải tuân thủ Luật Thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật Thương mại.
Các cá nhân tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa phải thực hiện hành vi của mình xác lập quyền và nghĩa vụ trong quan hệ này theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Đối với các trường hợp hạn chế hay mất năng lực hành vi, hợp đồng cần phải có người đại diện theo pháp luật, người giám hộ thay mặt ký kết. Trong trường hợp là tổ chức, doanh nghiệp cần phải xác định ai là người đại diện tổ chức tham gia việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Đó có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
Trong trường hợp đại diện pháp luật, doanh nghiệp cần yêu cầu khách hàng của mình cung cấp đầy đủ giấy tờ xác định vai trò đại diện này. Cần phải có giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền giữa các bên. Việc xác định đúng thẩm quyền ký kết rất quan trọng trong quá trình soạn thảo hợp đồng.
Nếu liên quan tới phạm vi đại diện, khả năng xác lập quan hệ do phần lớn các hợp đồng mua bán hiện nay không thể thực hiện và bị vô hiệu là do các sai phạm xuất phát từ thẩm quyền ký kết của các bên. Do đó, trong quá trình soạn thảo, ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần xem xét hồ sơ về thông tin cá nhân hoặc pháp nhân của các bên thật kỹ lưỡng để tránh các sai sót về sau.
Mẫu biên bản ghi nhớ MOU mới nhất trong kinh doanh
Biên bản ghi nhớ theo mẫu dùng chung
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày…. tháng…. năm …..
BIÊN BẢN GHI NHỚ MOU
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
Căn cứ Bản hợp đồng số:…../2021/HĐ
Hôm nay, ngày… tháng… năm ……, tại địa chỉ …………., chúng tôi gồm:
Bên A:
Tên công ty ……………………………………………………
Trụ sở chính: ………………………………………………….
Mã số thuế: ……………………………………………………
Điện thoại: ……………………………Email:…………………
Người đại diện: ……………………….Chức vụ: ……………
Bên B:
Tên công ty………………………………………………………
Trụ sở chính: ……………………………………………………
Mã số thuế: ……………………………………………………..
Điện thoại: …………………………….Email:…………………
Người đại diện: ……………………….Chức vụ: ……………
Sau khi bàn bạc và thống nhất các bên cùng thỏa thuận và đồng ý lập Biên bản ghi nhớ các nội dung sau:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
Các bên cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung như đã thỏa thuận nêu trên.
Biên bản ghi nhớ được lập thành 02 có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC
Số: …/BBGNHT
– Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Căn cứ Luật thương mại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Căn cứ chức năng, khả năng và nhu cầu của hai bên.
Hôm nay, ngày… tháng… năm ……, tại địa chỉ ……….………, chúng tôi gồm:
Bên A: CÔNG TY …………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………
Mã số thuế: ………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………………
Tài khoản ngân hàng: …………………………………………
Người đại diện: ………………………. Chức vụ: ………………
Bên B: CÔNG TY …………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………
Mã số thuế: …………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………………
Tài khoản ngân hàng: …………………………………………
Người đại diện: ………………………. Chức vụ: ………………
Hai Bên cùng thỏa thuận và đồng ý lập Biên bản ghi nhớ các nội dung hợp tác với các điều khoản sau:
Điều 1. Các điều khoản chung
………………………………………………………………………..
Điều 2. Hàng hóa
………………………………………………………………………..
Điều 3. Đặt hàng và Giao nhận hàng hóa
………………………………………………………………………..
Điều 4. Giá cả và phương thức thanh toán, đối chiếu công nợ
………………………………………………………………………..
Điều 5: Điều kiện và thời gian bản hành
………………………………………………………………………..
Điều 6: Trách nhiệm của các Bên
………………………………………………………………………..
Điều 7: Cung cấp và trao đổi thông tin giữa hai Bên
………………………………………………………………………..
Điều 8: Dừng giao hàng hoặc hủy bỏ Hợp đồng trước thời hạn
………………………………………………………………………..
Điều 9: Cam kết chung
………………………………………………………………………..
Điều 10: Hiệu lực của Bản ghi nhớ
………………………………………………………………………..
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Mẫu biên bản ghi nhớ làm việc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GHI NHỚ LÀM VIỆC
Số: …/BBGNLV
Hôm nay, ngày… tháng… năm ……, tại địa chỉ …………………, chúng tôi gồm:
Bên A: CÔNG TY ……………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………
Mã số thuế: …………………………………………………
Điện thoại: ……………………………………………………
Tài khoản ngân hàng: ……………………………………
Người đại diện: …………….Chức vụ: …………………
Bên B: CÔNG TY ……………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………
Mã số thuế: ……………………………………………………
Điện thoại: ……………………………………………………
Tài khoản ngân hàng: …………………………………
Người đại diện: ………………….Chức vụ: ……………
Hai Bên cùng thỏa thuận và đồng ý ký kết Biên bản ghi nhớ làm việc với các điều khoản sau:
Điều 1. Mục tiêu
Hai Bên sẽ tiến hành các hoạt động hợp tác liên quan đến việc …………… vì lợi ích của hai Bên nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và đặc biệt nhằm:
Tạo nền tảng vững chắc cho các mối quan hệ hiện thời và trong tương lai giữa hai Bên;
Tăng cường năng lực của hai Bên; ………………………………………………………
Điều 2. Các hình thức hợp tác
Hàng năm hoặc định kỳ, hai Bên sẽ thảo luận và quyết định các hình thức hợp tác tư pháp phù hợp với các thủ tục hiện hành và những ưu tiên chiến lược của các Bên, đặc biệt tập trung vào các vấn đề dưới đây:
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Điều 3. Nội dung chương trình hợp tác
Những nội dung hợp tác được liệt kê cụ thể trong những Phụ lục của Biên bản ghi nhớ này. Những lĩnh vực này sẽ được cập nhật và thay đổi theo thời gian thông qua những Phụ lục được hai bên ký kết.
Điều 4. Xem xét sửa đổi
Hai Bên cùng thỏa thuận thời gian đánh giá định kỳ các hoạt động và việc thực thi Biên bản ghi nhớ này cùng các Phụ lục kèm theo.
Bất cứ sửa đổi nào trong Biên bản ghi nhớ này được hai Bên đồng ý đều phải được thể hiện bằng văn bản và sẽ là một phần của Biên bản ghi nhớ này. Những sửa đổi như vậy sẽ có hiệu lực kể từ ngày do hai Bên xác định.
Điều 5. Bắt đầu và chấm dứt hiệu lực
Biên bản ghi nhớ này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Mỗi Bên có thể chấm dứt hiệu lực của Biên bản ghi nhớ này bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho Bên kia và việc chấm dứt sẽ có hiệu lực sau 3 tháng, kể từ ngày Bên kia chính thức nhận được văn bản nói trên.
Việc chấm dứt hiệu lực của Biên bản ghi nhớ không làm ảnh hưởng đến việc hoàn tất các dự án hoặc các hoạt động đang tiến hành theo các điều khoản mà hai Bên đã cam kết.
Biên bản ghi nhớ này sẽ hết hiệu lực sau 5 năm kể từ ngày ký. Hai Bên có thể xem xét để ký kết một thỏa thuận khác.
Biên bản ghi nhớ này được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau.
BÊN A BÊN B
Lời kết
Tùy vào lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu mà các giao ước trong bản ghi nhớ sẽ khác nhau. Hy vọng bài viết trên của Giải Pháp Marketing đây đã giúp các bạn hiểu được thế nào là MOU và có những quyết định đúng đắn cho công việc kinh doanh của mình.
Tìm hiểu thêm những bài viết khác:
- PoD trong marketing là gì?
- ASM là gì? 4 yếu tố để trở thành ASM thành công
- Taget marketing quan trọng như thế nào?
Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, Founder của Giải Pháp Marketing. Blog của tôi chia sẻ các kiến thức về Marketing – Khởi nghiệp – Tối ưu chuyển đổi trên website, đúc kết từ hơn 10 năm xây dựng Agency, triển khai cho nhiều lĩnh vực – Công ty từ quy mô Start-up tới tập đoàn. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hotline: 0828822226