T3, 08 / 2021 2:52 sáng | gp_user
Khi làm Marketing nhất là ở vị trí in-house cho công ty thì việc quyết định đưa ra bất kỳ chiến lược nào cũng đòi hỏi sự tính toán và phân tích tỉ mỉ các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Vậy là một marketer bạn đã thực sự hiểu môi trường vi mô là gì chưa?
Đào tạo seo
thực chiến, Full stack 1-1
đất dự án phú quốc
đất dự án phú quốc
thay pin điện thoại samsung
thay pin điện thoại samsung
samsung bị treo màn hình
samsung bị treo màn hình
facetime bị lỗi
facetime bị lỗi
loa macbook không nghe được
loa macbook không nghe được
máy laser laisai
máy laser laisai
Yến mạch ăn sáng
Yến mạch ăn sáng
keo epoxy 2 thành phần trong suốt
keo epoxy 2 thành phần trong suốt
cảnh quan công viên
cảnh quan công viên
Càng nâng giá rẻ
Càng nâng giá rẻ

Môi trường vi mô là gì?

Môi trường vi mô nằm ngoài doanh nghiệp nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp. 6 thành phần của là: Công ty, Nhà cung cấp, Trung gian Marketing, Đối thủ cạnh tranh, Công chúng và Khách hàng.

Môi trường vi mô

Không phải các yếu tố trong môi trường vi mô của tất cả công ty cùng ngành đều ảnh hưởng như nhau, vì quy mô, năng lực, khả năng và chiến lược là khác nhau. Ví dụ, các nhà cung cấp đang nhượng bộ nhiều hơn cho các công ty có quy mô lớn. Tuy nhiên, họ có thể không để giá hay ưu đãi tương tự cho các công ty nhỏ hơn. 

Tương tự như vậy, các công ty không bận tâm về công ty đối thủ nếu  đó là những công ty nhỏ, nhưng ngược lại doanh nghiệp sẽ rất chú ý nếu đối thủ của anh ta là những ông lớn thuộc phân khúc “trùm” thị trường. Bài phân tích dưới đây là kiến thức chung giúp các bạn có thể áp dụng ngay vào doanh nghiệp của mình tuy nhiên phải biết phân bổ nguồn lực cho phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.

6 yếu tố trong môi trường vi mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp

1. Chính công ty

Chính bản thân công ty là tác nhân đầu tiên ảnh hưởng đến khả năng Marketing của nó. Ví dụ, khả năng tài chính của công ty sẽ ảnh hưởng đến việc nó có thể chi bao nhiêu cho việc nghiên cứu, sản xuất, quảng bá … Ngoài ra, nguồn nhân lực của công ty có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các bộ phận. 

Khi soạn thảo kế hoạch cho chiến dịch Marketing, marketer phải soi chiếu đến các phòng ban khác trong công ty như nhóm quản lý cấp cao, tài chính, nghiên cứu và phát triển (R&D), bộ phận kinh doanh, nhân sự và kế toán. Tất cả các phòng ban không chỉ có nhiệm vụ riêng mà còn phải có sự liên kết với nhau trong 1 tổng thể thống nhất. Ban lãnh đạo đặt ra sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược và chính sách cho cả công ty. Bộ phận Marketing đưa ra quyết định trong các chiến dịch để đảm bảo mục tiêu đặt ra thành công. Cùng với việc Marketing, tất cả các bộ phận — từ sản xuất và tài chính đến nhân sự và pháp lý — đều có nghĩa vụ đem thông điệp này đến với khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và vừa để khách hàng hiểu rõ hơn về sứ mệnh của công ty. 

Chức năng nhiệm vụ của phòng marketing

2. Nhà cung cấp

Từ lâu, các nhà cung cấp đã được coi là đối tác quan trọng trong việc tạo ra và mang lại giá trị cho khách hàng.  Vì thế họ được coi là một yếu tố trong môi trường vi mô của doanh nghiệp.

Môi trường vi mô

Các nhà cung cấp tạo thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới cung cấp giá trị khách hàng tổng thể. Họ cung cấp các nguồn lực cần thiết để sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho doanh nghiệp. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra với nhà cung cấp đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động Marketing. Ngoài ra, công ty phải giám sát khả năng cung ứng và chi phí để duy trì sự ổn định của sản xuất. Sự thiếu hụt hoặc chậm trễ về nguồn cung, thiên tai và các sự kiện khác có thể làm giảm doanh số bán hàng trong thời gian ngắn và làm tổn hại đến sự hài lòng của khách hàng về lâu dài. Tăng chi phí bên phía nguồn cung cấp có buộc doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số. Không nên quá lệ thuộc vào một nguồn cung cấp nhưng phải đảm bảo được tính đồng bộ của sản phẩm và dịch vụ đầu ra.

3. Trung gian Marketing

Trung gian Marketing là các cá nhân hoặc hoặc tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong quy trình sản xuất (cho thuê kho), phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý & môi giới), xúc tiến (công ty truyền thông quảng cáo), tài chính (ngân hàng, công ty tài chính) và thậm chí Marketing (các Agency). Và tất nhiên, trong môi trường vi mô của công ty, họ là một tác nhân.

Các bước lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới

Tương tự như các nhà cung cấp, các trung gian Marketing tạo thành một thành phần quan trọng của mạng lưới phân phối giá trị tổng thể của công ty. Do đó, các Marketer ngày nay nhận ra tầm quan trọng của việc làm việc với các trung gian của họ trên tư cách là đối tác thay vì chỉ đơn giản là các kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ đến với người tiêu dùng.

4. Khách hàng

Khách hàng không chỉ là mục tiêu của các hoạt động Marketing của doanh nghiệp mà còn là tác nhân quan trọng nhất trong môi trường vi mô của công ty. Khách hàng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp thị trong tương lao. Ví dụ, nghiên cứu các đặc điểm (nhân khẩu học, tâm lý học, hành vi …) của khách hàng mục tiêu tại một quốc gia trong trường hợp công ty có kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động sang quốc gia này.

Customer insight – Cánh cổng bước vào tâm trí khách hàng

Môi trường vi mô

Mục tiêu của toàn bộ mạng lưới phân phối giá trị là thu hút khách hàng mục tiêu và tạo mối quan hệ bền vững với họ. Công ty có thể nhắm mục tiêu bất kỳ hoặc tất cả năm loại thị trường khách hàng. 

Thị trường tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng cá nhân. 

Thị trường kinh doanh mua hàng hóa và dịch vụ để chế biến thêm hoặc sử dụng trong quá trình sản xuất của họ, 

Trong khi thị trường người bán lại mua hàng hóa và dịch vụ để bán lại với lợi nhuận. 

Thị trường nhà nước bao gồm các cơ quan chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ để sản xuất dịch vụ công hoặc dự trữ hay chuyển hàng hóa và dịch vụ cho những người khác cần chúng. 

Cuối cùng, thị trường quốc tế bao gồm những người mua này ở các quốc gia khác, bao gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất, người bán lại và chính phủ.

Sự khác biệt giữa thị trường B2B và B2C

Mỗi loại thị trường đều có những đặc điểm riêng, đòi hỏi người bán phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng.

5. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là nhân tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến khả năng marketing của công ty. Một mặt, các đối thủ cạnh tranh thúc đẩy công ty làm việc chăm chỉ để có lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Mặt khác, yếu tố này có thể làm tổn hại đến doanh số và lợi nhuận của công ty.

Môi trường vi mô

Không có chiến lược marketing nào hay nhất giúp doanh nghiệp cạnh tranh hơn so với đối thủ. Mỗi công ty nên xem xét quy mô và vị trí ngành của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Các công ty lớn có vị trí thống lĩnh trong một ngành có thể sử dụng các chiến lược nhất định mà các công ty nhỏ hơn không thể thực hiện được. Nhưng lớn là không đủ. Có những chiến lược chiến thắng cả các công ty lớn, nhưng cũng có những chiến lược thua cuộc. Và việc sử dụng vì thế nên được tính toán kỹ lưỡng.

6. Công chúng

Theo nghĩa đen, “công chúng” dùng để chỉ tất cả mọi người nói chung. Còn theo định nghĩa trong Marketing, công chúng bao gồm bất kỳ nhóm khách hàng nào có mối quan tâm thực sự hoặc tiềm năng tác động đến khả năng đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Có 7 loại giới công chúng. Thái độ hoặc hành vi của họ khác nhau nên có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các đơn vị kinh doanh tùy mục đích. Chẳng hạn như nếu các phương tiện truyền thông đưa ra một số báo cáo có lợi về một công ty cụ thể, giá cổ phiếu của công ty đó có thể sẽ tăng theo và ngược lại.

Lời kết

Những thông tin về việc phân tích môi trường vi mô và ảnh hưởng của nó ảnh hưởng đến hoạt động Marketing được đề cập ở trên, Giải Pháp Marketing mong rằng các bạn đã có thể nắm rõ và có thể áp dụng vào doanh nghiệp của mình tạo ra những chiến dịch phù hợp nhất trong mọi thời điểm. 

 

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết cùng chuyên mục