Bạn có biết rằng hầu hết các quyết định của chúng ta đều dựa vào cảm xúc mà hiếm khi dựa trên cơ sở logic? Hiểu và nắm bắt được thông tin này, nhiều chuyên gia đã sử dụng marketing cảm xúc vào trong tìm hiểu hành vi và quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và làm rõ qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Marketing cảm xúc được định nghĩa là gì?
Marketing cảm xúc (Tiếp thị cảm xúc) được hiểu đơn giản là các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu bằng các tác động lên cảm xúc. Nó giống như rất nhiều tình huống ta gặp ngoài đời sống: một tấm biển quảng cáo cảm ơn về sự đồng hành với nhãn hàng, quảng cáo nhắc nhở đeo khẩu trang bảo vệ sức khỏe,…
Với tư cách một thương hiệu, chúng ta cần phải tự đặt mình vào vị thế của người dùng để hiểu những gì họ muốn, từ đó xây dựng được những chiến dịch marketing hiệu quả, ghi lại dấu ấn thương hiệu đậm sâu trong suy nghĩ của khách hàng.
Vai trò của của cảm xúc trong hoạt động marketing
Khách hàng không mua sản phẩm, họ mua cảm giác mà sản phẩm mang lại. Mỗi ngày, người tiêu dùng phải đối mặt với hàng trăm nghìn quảng cáo khác nhau trên mạng xã hội, báo chí, tivi truyền hình,… Vì vậy, rất khó để người dùng có thể nhớ đến thương hiệu, sản phẩm của bạn.
Bởi vì hầu hết những quyết định của chúng ta ít nhiều đều bị ảnh hưởng bởi cảm xúc. Vậy nên cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động marketing với các vai trò chính như:
- Thể hiện văn hóa – giá trị – bản sắc đặc trưng của doanh nghiệp
- Xây dựng cộng đồng
- Tạo dấu ấn, lưu lại sự khác biệt
- Truyền tải thông điệp ngắn gọn, đúng trọng tâm
- Thực hiện các chiến dịch marketing
- Tạo dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng
7 loại cảm xúc tác động mạnh đến quyết định mua hàng
Cảm xúc rất phức tạp và cần được bồi đắp qua thời gian và thích ứng theo môi trường xã hội. Mặc dù có rất nhiều nhà khoa học cho rằng các khía cạnh của cảm xúc có thể quy về 4 dạng cảm xúc cơ bản, nhưng các marketer có thể dựa vào 7 cảm xúc mạnh mẽ dưới đây để tạo nên thông điệp hấp dẫn khách hàng:
- Cảm giác hạnh phúc
- Cảm giác về giá trị
- Cảm giác thuộc về
- Sự tin tưởng
- Sự tò mò
- Nỗi sợ hãi
- Cảm giác tội lỗi
6 bí kíp xây dựng chiến lược marketing cảm xúc thành công
Thấu hiểu công chúng
Đây là một bước cơ bản trong mọi kế hoạch marketing, và với marketing cảm xúc cũng vậy. Nếu bạn không biết đối tượng của mình là ai, thì sao mà bạn có thể mang đến cảm xúc gợi ra phản ứng mạnh mẽ nhất, có giá trị nhất cho họ?
Hãy tiến hành những nghiên cứu cụ thể, chi tiết về thị trường và đối tượng mà bạn hướng tới, từ đó tìm ra được những cảm xúc, điểm đau và mong muốn của khách hàng. Với những thông tin đó, chiến dịch của bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được cảm xúc phù hợp để và chạm đến công chúng.
Tận dụng sự gắn kết giữa cảm xúc và màu sắc
Màu sắc thực sự có vai trò quan trọng trong việc khơi gợi cảm xúc. Bạn đã bao giờ bước vào căn phòng và ngay lập tức cảm thấy một điều gì đó? Đây được gọi là tâm lý màu sắc, và nó được sử dụng rất thường xuyên trong mọi hoạt động động. Các nhà trị liệu sơn văn phòng của họ giúp trấn an bệnh nhân, các đội bóng lựa chọn màu áo kích thích cầu thủ và khán giả, hay những áp phích phim sử dụng tông màu đỏ và tối để tạo cảm giác rùng rợn đáng sợ.
Các thương hiệu cũng vậy. Coca-cola có màu đỏ đặc trưng, miêu tả cảm xúc tích cực, năng lượng dồi dào. Hay logo màu xanh lá cây của Starbucks, cho thấy các yếu tố về sự hài hòa, cân bằng, tự nhiên và tăng trưởng.
Kể chuyện
Câu chuyện luôn luôn là một cách kết nối gần gũi với khán giả của bạn. Cho dù thông quan nỗi buồn, sự tức giận, đam mê hay phấn khích, các câu chuyện đều dễ dàng được chia sẻ.
Bitis đã từng gây sốt cộng đồng mạng với quảng cáo “Đi để trở về” kết hợp cùng Soobin Hoàng Sơn. Câu chuyện đi du lịch hay về nhà ăn Tết luôn là một chủ đề tạo nhiều tranh luận trên các diễn đàn vào dịp Tết. “Có đi là sẽ có trở về” là một insight đắt giá đã được Biti’s khai thác tối đa để tạo ra một câu chuyện gây tiếng vang lớn cũng như marketing thành công sản phẩm Biti’s Hunter đến giới trẻ.
Tạo phong trào và cộng đồng
Sử dụng tiếp thị cảm xúc để tạo nên một phong trào hoặc xây dựng cộng đồng xung quanh thương hiệu của bạn hẳn sẽ giúp chạm vào một vài yếu tố tâm lý khách nhau. Hiệu ứng bandwagon khiến mọi người bị thu hút bởi đám đông đang làm. Ngoài ra những cảm giác từ tình bạn, sự chấp nhận hay hứng thú có thể tạo ra cảm giác trung thành với thương hiệu của bạn.
TH True Milk, Cocoon hay rất nhiều thương hiệu đã và đang triển khai các chiến dịch thu gom chai lọ, vỏ đựng với thông điệp “Sống xanh” đã thu về rất nhiều lượt tham gia cũng như ghi nhớ về thương hiệu trong suy nghĩ người tiêu dùng.
Khơi gợi cảm hứng
Khát vọng không phải là một cảm xúc, nhưng quá trình đạt được khát vọng chắc chắn mang lại nhiều cảm xúc: phấn khởi, vui mừng, hy vọng,…Các chiến dịch của doanh nghiệp thường hay lựa chọn cách khơi gợi cảm xúc này bởi vì chúng chạm vào giấc mơ, mục tiêu hoặc tầm nhìn mà công chúng của bạn mong muốn đạt được.
Để có thể sử dụng được mục tiêu này, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về cách mà sản phẩm của họ có thể giúp người học đạt được ước mơ của mình.
Đưa ra hình ảnh lý tưởng
Một số quảng cáo khai thác về cách chúng ta cảm nhận, một số khác gợi ra những cảm xúc mà chúng ta muốn cảm nhận. Đó là mục tiêu đằng sau việc sử dụng một hình ảnh lý tưởng thông qua marketing của bạn. Một chiến dịch marketing cảm xúc tốt là sử dụng cảm xúc để thuyết phục người tiêu dùng rằng sản phẩm của bạn không chỉ là giải pháp phù hợp mà còn cảm thấy tuyệt vời khi sử dụng nó.
Một trong những chiến dịch điển hình có thể kể đến là chiến dịch “The man your man could smell like” của Old Spice. Quảng cáo truyền đạt một cách hài hước đánh vào tâm lý rằng bạn có thể trở nên hấp dẫn như nam cầu thủ Isaiah Mustafa – cựu vận động viên NFL nếu sử dụng sản phẩm của họ.
Làm sao để đo lường hiệu quả của một chiến dịch marketing cảm xúc?
Cũng giống như các chiến dịch marketing khác, một chiến dịch marketing cảm xúc cũng sẽ được đo lường tương tự, trừ khi bạn muốn đo lường phản ứng cảm xúc của chính bạn. Để biết được phản ứng từ người xem, hãy xem xét việc chạy khảo sát hoặc cung cấp phản hồi trong quá trình khởi động chiến dịch. Cách tiếp cận định lượng, kết thúc mở này sẽ đưa lại những phản ứng trung thực, theo thời gian thực và cho bạn biết những gì bạn có thể cải thiện.
Một cách khác để đo lường hiệu quả đó là thông qua các hành động chia sẻ cảm xúc của khách hàng.
Ví dụ nếu bạn phát hành một video ngắn tập trung vào hạnh phúc, niềm vui và sự phấn khích, hãy theo dõi người xem trên phương tiện truyền thông phản hồn. Nếu họ chia sẻ những video đó với nhiều người khác, vậy video đó có thể mang lại hiệu quả là nụ cười trên khuôn mặt ai đó.
Tùy thuộc vào cảm xúc gợi ra thông qua chiến dịch của bạn, bạn có thể đọc được nhiều thông tin, cảm xúc qua các hoạt động tương tác với chiến dịch của khán giả.
Trên đây là những kiến thức và 6 bí kíp giúp xây dựng một chiến lược marketing cảm xúc thành công. Đừng quên theo dõi Giải Pháp Marketing để có thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn nhé!
BÀI VIẾT HỮU ÍCH
- Các kênh truyền thông trong marketing
- Chiêu thị trong marketing
Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, Founder của Giải Pháp Marketing. Blog của tôi chia sẻ các kiến thức về Marketing – Khởi nghiệp – Tối ưu chuyển đổi trên website, đúc kết từ hơn 10 năm xây dựng Agency, triển khai cho nhiều lĩnh vực – Công ty từ quy mô Start-up tới tập đoàn. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hotline: 0828822226