T6, 07 / 2022 10:09 sáng | gp_user
Trong bài viết hôm nay, Giải Pháp Marketing mời các bạn cùng đi giải đáp câu hỏi: Hiệu ứng lan truyền là gì? Ứng dụng của hiệu ứng lan truyền trong Marketing như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé!
ballantines 21 price
ballantines 21 price
giá rượu ballantines 12
giá rượu ballantines 12
macallan 25
macallan 25
giá chivas regal 18
giá chivas regal 18
giá rượu glenfiddich 18
giá rượu glenfiddich 18
rượu ballantines
rượu ballantines
thông tắc cống hải phòng
thông tắc cống hải phòng
Thông cống nghẹt tại Bà Rịa Vũng Tàu
Thông cống nghẹt tại Bà Rịa Vũng Tàu
Hút hầm cầu tại Bà Rịa Vũng Tàu
Hút hầm cầu tại Bà Rịa Vũng Tàu

Hiệu ứng lan truyền là gì?

Hiệu ứng lan truyền là một biểu tượng tâm lý xã hội. Theo tiếng Anh có nghĩa là Social Proof hoặc Informational Social Influence. Tức là mọi người sẽ có xu hướng sao chép hay bắt chước hành động, lời nói của người khác.

Hiểu một cách đơn giản hơn, hiệu ứng lan truyền là việc mọi người sẽ nhìn vào người khác để hành xử, liên tục so sánh và bị ảnh hưởng bởi đại đa số. Tuy những hành động này chỉ mang tính chủ quan, tuy nhiên bản thân lại tin tưởng vào đó là cách tốt nhất để giải quyết.

Hiệu ứng này rất nổi bật trong xã hội và mọi người không thể xác định phương thức hành vi, đặc biệt họ sẽ bị thúc đẩy bởi giả định. Họ tin rằng là những người xung quanh sẽ hiểu biết hơn về tình hình thực tại.

Như vậy, hiệu ứng lan truyền là nền tảng ảnh hưởng đến cách mà chúng ta hành xử trong đám đông. Đối với lĩnh vực Marketing, đây cũng là một hiệu ứng đáng chú ý. Mọi người thường gọi là hiệu ứng lan truyền marketing.

Các khuynh hướng chính của hiệu ứng lan truyền

Sau khi tìm hiểu khái niệm về hiệu ứng lan truyền, chắc chắn đây là hiệu ứng có cả mặt tích cực và tiêu cực. Vậy làm sao để hiệu ứng này đạt hiệu quả và mang lại thành công, đặc biệt là trong lĩnh vực marketing. Dưới đây sẽ là các khuynh hướng chính của hiệu ứng lan truyền:

Hiệu ứng đoàn tàu

Hiệu ứng đoàn tàu được biết đến là một hiện tượng tâm lý mà trong đó, con người sẽ có khuynh hướng làm theo hoặc có niềm tin theo số đông. Bất kể đó là sự việc gì hay họ có hiểu lý do xảy ra hay không.

Bắt nguồn của hiệu ứng này từ những năm 1848 của anh hề nổi tiếng sử dụng đoàn xe và âm nhạc của mình để vận động cho Tổng thống Zachary Taylor. Sau đó các chính trị gia khác cũng đã tham gia vào để mong muốn hưởng sự thành công đó. Từ đó xuất hiện thành ngữ “jump on the bandwagon” tức là nhảy lên đoàn tàu.

Hoặc chúng ta có thể thấy đơn giản hiệu ứng đoàn tàu này đang xuất hiện rất nhiều trong đời sống hiện nay. Ví dụ như việc bắt trend trên mạng xã hội, bầu cử một thành viên nào đó dù không biết họ là ai mà chỉ nghe qua lời kể của nhiều người, hay việc lựa chọn phong cách theo số đông…

Hiệu ứng mặc định

Hiệu ứng mặc định tức là khi mọi người chưa thể đưa ra được sự lựa chọn chính xác thì họ sẽ có suy nghĩ lựa chọn đáp án mặc định. Đa phần mọi người đều thích mọi thức nguyên bản và có thói quen thực hiện liên tục các hành vi quen thuộc.

Ví dụ đơn giản cho hiệu ứng này mà chúng ta có thể thấy đó chính là việc cài đặt các ứng dụng mặc định (do nhà phát hành gợi ý), mặc định máy in 2 mặt…

Hiệu ứng bầy đàn

Hiệu ứng bầy đàn là mô tả hiện tượng suy nghĩ và hành động của mọi người bị ảnh hưởng bởi những người khác. Theo một ý nghĩa khác thì hiệu ứng này còn mang ý mỉa mai các hành vi bầy đàn, a dua, hùa theo, tự cho là đúng mà không hiểu hết ý nghĩa của vấn đề.

Hiệu ứng này sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí ảnh hưởng đến cá nhân hay tập thể nào đó mà hậu quả rất khó lường trước. Ví dụ như việc vào trang cá nhân một ai đó và thả phẫn nộ hay comment các nội dung tiêu cực, xúc phạm bản thân hay người thân của họ.

Ứng dụng của hiệu ứng lan truyền trong Marketing

Hiệu ứng lan truyền sẽ tạo và định hướng về cách chúng ta hành xử trong đám đông. Mặc dù nghe có vẻ không thật sự thuyết phục, tuy nhiên trên thực tế cho thấy, tất cả chúng ta đều sẽ rơi vào hiện tượng tâm lý này.

Chúng ta cũng rất dễ bị thu hút bởi các nội dung có sự tương tác đông đảo trên mạng xã hội. Chính vì vậy nên các nhà phát hành ứng dụng trên các nền tảng trực tuyến như website hay mạng xã hội Facebook, Instagram… Ví dụ như review sản phẩm, quảng cáo sản phẩm để tăng doanh thu. Đây chính là hiệu ứng lan truyền marketing rất phổ biến. Dưới đây là những cách ứng dụng hiệu quả nhất:

Xếp hạng và đánh giá

Hiện nay, mọi người khi tìm mua một sản phẩm nào đó trên nền tảng trực tuyến đều sẽ đọc các đánh giá và xếp hàng sản phẩm này. Hầu hết các khách hàng đều sẽ bị tác động và quyết định mua sản phẩm này nếu nó có các đánh giá tích cực.

Điều này đã được nghiên cứu bởi Bright Local khi có đến 91% khách hàng từ 18 đến 34 tuổi tin tưởng vào đánh giá trực tuyến. Bên cạnh đó, có hơn 90% khách hàng chia sẻ rằng đánh giá trực tuyến là một yếu tố tác động đến sự lựa chọn của họ. Khi sản phẩm có càng nhiều đánh giá tích cực và được xếp hạng càng cao thì bán càng chạy.

Hiển thị lượt xem

Không chỉ trên các trang thương mại điện tử mà trên thực tế chúng ta có thể thấy, mọi người đều sẽ bị thu hút bởi đám đông. Ví dụ như những cửa hàng hay khu mua sắm có đông người thì càng khẳng định đây là nơi phục vụ tốt và có sản phẩm chất lượng.

Chính vì vậy, những thương hiệu trên nền tảng trực tuyến cần phải hiển thị lượt xem sản phẩm, có thêm các nội dung hấp dẫn. Nhờ đó tỷ lệ chuyển đổi sẽ gia tăng và thu hút được nhiều người hơn.

Tạo tính tương đồng

Hiệu ứng lan truyền được ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực marketing đó chính là tạo gợi ý về “sản phẩm tương tự” hoặc “có thể bạn cũng thích”. Đây là cách mang đến cho khách hàng đa dạng sự lựa chọn hơn. Hiện nay các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki đang ứng dụng rất phổ biến.

Ví dụ hiệu ứng lan truyền phố biến nhất:

Hiện nay có rất nhiều cách để ứng dụng hiệu ứng lan truyền. Dưới đây là một số ví dụ:

Xác nhận của người nổi tiếng

Những người nổi tiếng sẽ có lượng fan, người hâm mộ rất đông đảo. Chính vì vậy khi họ sử dụng hay quảng cáo một sản phẩm nào đó. Chắc chắn sản phẩm ấy sẽ bán rất nhanh chóng. Tất cả những hành động hay sản phẩm họ sử dụng đều sẽ tạo thành hiệu ứng lan truyền.

Xác nhận của Citizen

Không chỉ riêng người nổi tiếng hay có sức ảnh hưởng mới tạo nên được tiếng nói hay uy tín tác động đến người khác. Một hiệu ứng lan truyền khác cũng phổ biến đó chính là hành động và suy nghĩ của một người dùng mạng xã hội thông thường.

Những chia sẻ, những trải nghiệm họ kể lại có thể là tích cực hay tiêu cực cũng đều sẽ tác động đến suy nghĩ và hành động của người khác. Đặc biệt là có những bài viết sẽ thu hút được đông đảo mọi người theo dõi.

Xác nhận của chuyên gia

Chuyên gia đều là những người có trình độ, chuyên môn cao và tạo được lòng tin rất tốt đối với mọi người. Chính vì vậy những sản phẩm được họ giới thiệu hay đưa ra nhận xét đều sẽ giúp mọi người nhanh chóng đưa ra quyết định mua và sử dụng sản phẩm.

Câu chuyện thành công

Chắc chắn mỗi người chúng ta đều sẽ bị thu hút bởi những câu chuyện thành công và chia sẻ của những người đã thành công trong lĩnh vực nào đó. Những gì họ chia sẻ sẽ được đám đông công nhận và học hỏi theo cách làm đó hoặc khuyến khích họ thực hiện những điều giống như vậy.

Chứng nhận của bên thứ ba

Nếu chúng ta nhìn thấy chứng nhận hay xác minh tính hợp lệ của một bên thứ 3 đối với hoạt động, sản phẩm mà bạn theo dõi. Chắc chắn bạn sẽ có niềm tin hơn rất nhiều. Ví dụ như chúng ta sẽ tin tưởng hơn vào những fanpage có tích xanh hay các trang web có chứng chỉ SSL…

Tổng kết

Trên đây, Giải Pháp Marketing đã giải đáp thắc mắc hiệu ứng lan truyền là gì và Ứng dụng của hiệu ứng trong Marketing như thế nào? Qua những thông tin trên nếu bạn có thắc mắc không hiểu khi đọc bài viết; thì hãy phản hồi qua bình luận dưới bài viết nhé. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn một cách chi tiết nhất.

Bài viết cùng chuyên mục