T3, 07 / 2022 8:50 sáng | gp_user
hướng dẫn thiết kế web chuẩn seo Lsi Keyword chiến lược SEO Dịch vụ SEO tại Nha Trang tư vấn seo Công cụ tìm kiếm từ khóa seo bền vững code chuẩn seo seo tổng thể Cách sử dụng Yoast seo dịch vụ SEO Google dịch vụ SEO Google cáp cu xlpe pvc cáp cu […]

Google Analytics được xem như là công cụ bắt buộc phải cài đặt vào website của mình. Nếu bạn nghĩ nó chỉ là một công cụ để đo lường lượng truy cập thì bạn đã nhầm. Bài viết này, Giải Pháp Marketing chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng Google Analytics hiệu quả và giúp bạn khai thác được những chức năng hấp dẫn khác.

Cách sử dụng google analytics

Google Analytics là gì?

Google Analytics là công cụ phân tích website miễn phí của Google để giúp bạn theo dõi, đo lường, phân tích, đánh giá và báo cáo dữ liệu những lượt truy cập vào website của mình.

Google Analytics thì có vai trò rất lớn trong việc phân tích và cải thiện website. Nó cho bạn thấy được những lưu lượng người truy cập vào website của bạn để làm gì, thời gian trung bình cho một phiên truy cập và tỷ lệ thoát trang. Hơn nữa Google Analytics còn cho bạn biết thêm những chỉ số khác về hành vi của người dùng giúp bạn cải thiện thứ hạng của website. Theo thống kê mới nhất, Google Analytics đã hỗ trợ phân tích gần 900 triệu các website lớn nhỏ khác nhau trên thế giới.

Google cam kết những số liệu về website mà họ cung cấp đều chính xác.

Xem thêm: Anchor text là gì?

Cách để Google Analytics hoạt động:

Google Analytics hoạt động dựa trên 4 nguyên tố chính

Data Collection => Configuration => Processing => Reporting

Cách sử dụng google analytics

Giai đoạn 1: Data Collection – thu thập dữ liệu

Giai đoạn đầu tiên này, Google Analytics sẽ tiến hành thu thập các dữ liệu Website của bạn bằng cách sử dụng đoạn mã JavaScript đã được cài từ lúc bạn tạo tài khoản Google Analytics.

Có thể hiểu đơn giản như thế này, các cookies của người dùng bao gồm thông tin như: Nhân khẩu học, thao tác, địa chỉ,…và các yếu tố khác liên quan đến người dùng đều được Google Analytics thu thập thông qua đoạn mã javaScript và được chuyển đến máy chủ của Google.

Giai đoạn 2: Configuration – chuyển đổi dữ liệu

Với những dữ liệu mà Google Analytics đã lấy được từ giai đoạn một sẽ được truyền đến máy chủ của Google để chuyển đổi các dữ liệu mã hóa thành dữ liệu thứ cấp để xuất thành báo cáo cho chủ website.

Giai đoạn 3: Processing – chọn lựa chỉ số muốn theo dõi

Nhờ vào thuộc tính view. Các chủ website có thể lựa chọn các loại hình chỉ số quan trọng muốn theo dõi thường xuyên nhất. Ví dụ một số chỉ số quan trọng như: Thời gian hoạt động, luồng di chuyển của người dùng, giá trị chuyển đổi, số sự kiện,…

Giai đoạn 4: Reporting – báo cáo

Giai đoạn cuối cùng trong quá trình hoạt động của Google Analytics là xuất báo cáo. Khi đó bên quản trị website sẽ nhận lại các báo cáo đầy đủ mọi thống kê liên quan đến hoạt động của website.

Một số chức năng thường dùng của Google Analytics

Thống kê dữ liệu theo khung thời gian thực

Đây là tính năng được các chủ website sử dụng nhiều nhất, và nó cũng là chức năng rất quan trọng đối với những người làm SEO cho website của mình. Từ các dữ liệu đã được Google Analytics thống kê theo khung thời gian thực, bạn có thể biết được thời điểm vàng có những người truy cập cao nhất. Sau đó có thể triển khai những chiến lược phù hợp cho chiến dịch Marketing.

Thu thập thông tin về ngôn ngữ và thiết bị người dùng sử dụng

Bên cạnh việc cung cấp các thông tin liên quan đến User. Google Analytics còn cho phép chúng ta biết được các thông tin người dùng đó đến với website mình bằng những kênh nào, thông tin người dùng ở đâu, hành vi người dùng, địa lý truy cập, kênh khách hàng truy cập.

Cách sử dụng google analytics
Cách dùng Google Analytics

Khi bạn đã có được những thông tin này bạn sẽ phân tích và đưa ra được những chiến lược nội dung, chiến lược bán hàng, chiến lược ưu đãi,…hợp lý nhằm tiếp cận những đối tượng tiềm năng giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.

Theo dõi hành vi của người dùng trên website

Một trong những chức năng tuyệt vời mà Google Analytics mang lại cho người quản trị website đó chính là biết được chính xác những hành vi của người dùng trên website của bạn.

Từ những dữ liệu về thời gian ở lại website trung bình trong một lần truy cập của người dùng mà Google Analytics có thể tính toán và nhận biết được hành vi của người dùng. Từ đó chúng ta sẽ biết được người dùng đang thích bài viết nào, sản phẩm nào đang được quan tâm nhất. Nhờ vào đó chúng ta tập trung phát triển hiệu quả cho website của mình.

Phân tích lưu lượng truy cập

Cách sử dụng google analytics

Google Analytics cũng sẽ thu thập cả dữ liệu về nhân khẩu học để đưa vào phân tích lưu lượng truy cập. Qua các dữ liệu như: giới tính, sở thích, thói quen, vị trí địa lý,… nhờ vào máy chủ định vị hoặc cookies của người dùng mà Google Analytics dễ dàng thu thập được các thông tin trên. Và từ đó quản trị viên có thể đọc báo cáo một cách tổng quan và dễ dàng hơn.

Các chỉ số quan trọng cần nắm khi sử dụng Google Analytics:

Cách sử dụng google analytics

Người dùng (User)

User là chỉ số căn bản nhất mà bạn cần phải nắm rõ. Đây là chỉ số để bạn biết được người truy cập website của bạn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

  • Mỗi người dùng có một IP riêng
  • Traffic” là thuật ngữ mô tả số lượt người dùng truy cập và hoạt động trên website của bạn

Để xem được số lượng người dùng bạn thực hiện theo những thao tác sau: Ở mục Audience bạn sẽ nhấn chọn “Overview”, sau đó màn hình sẽ hiển thị ô “Users”.

Phiên truy cập (Session)

Cách sử dụng google analytics

Phiên truy cập được hiểu là số lượt thao tác của người dùng khi truy cập vào website của bạn và có tương tác với website. Một người dùng có nhiều phiên truy cập tức là họ đã quay lại website bạn nhiều lần.

  • Phiên trang đơn là người dùng truy cập vào website nhưng không thực hiện thao tác và thoát ra ngoài ngay sau đó. Phiên ngày có thời lượng =0.
  • Phiên sẽ cho bạn biết được tổng số lần người dùng có tương tác với website. Một người dùng có nhiều phiên truy cập, đơn giản là họ thoát ra và truy cập lại website của bạn nhiều lần.

Một phiên được tính khi:

  • Người dùng bắt đầu vào website của bạn.
  • Sau 30 phút người dùng không tương tác hay thực hiện bất kỳ cái gì trên website thì sẽ được tính là một phiên.
  • Điều kiện để được tính là một phiên nếu người dùng làm các thao tác như: chuyển trang, phong to, thu nhỏ, xem sản phẩm, copy, kéo thả,….

Lưu ý: Người dùng có tắt web => truy cập lại => tắt website => truy cập lại trong 30 phút vẫn được tính là một phiên.

Cách sử dụng google analytics

Kết thúc một phiên nếu:

  • Người dùng không có thao tác gì trong 30 phút
  • Người dùng thoát khỏi trang web như tắt máy hoặc tắt trình duyệt
  • Không quay lại website sau 30 phút

Cách để xem phiên truy cập (Session):

  • UA: Đối tượng => Tổng quan => Số phiên
  • GA4: Thu nạp => Thông tin thu nạp người dùng

Số lần xem trang (Pageview)

Số lần xem trang sẽ giúp bạn biết có bao nhiêu trang được xem bởi người dùng. Số lần xem trang bắt đầu tính khi có người dùng truy cập vào website, ngay cả khi họ không tương tác gì hay thoát luôn ngay sau đó thì vẫn được tính là một lần xem trang.

Cách để xem số lần xem trang (Pageview):

  • UA: Đối tượng => Tổng quan => Số lần xem trang
  • GA4: Mức độ tương tác => Trang và màn hình

Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Cách sử dụng google analytics

Tỷ lệ thoát trang là chỉ số cho bạn biết số lần người dùng truy cập vào website nhưng thoát ra mà không thực hiện bất kỳ tương tác nào. Tỷ lệ thoát trang càng cao cũng cho bạn biết được nội dung trên website của bạn không cung cấp được những thông tin có giá trị nào cho người dùng (ý định tìm kiếm của người dùng) => Google sẽ đánh giá website kém chất lượng => Rớt top => Không ra đơn.

Thời gian trung bình của phiên (Avg. time per sessions)

Nhờ vào các số liệu của thời gian trung bình của phiên bạn sẽ nắm được thời gian một số người dùng hoạt động trên website của bạn. Người dùng càng ở lại lâu trên trang chứng tỏ nội dung của bạn có giá trị thu hút người dùng. Điều này sẽ được Google ghi nhận và là tiêu chí tốt để giúp website của bạn đứng vững trên top của Google.

Thời gian trung bình của phiên = Tổng thời gian tất cả phiên / Tổng số phiên.

Cách xem thời gian trung bình của phiên : Đối tượng => Tổng quan => Thời gian trung bình của phiên

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)

Tỷ lệ chuyển đổi của website được tính khi mà khách hàng vào website và thực hiện đúng mục đích của bạn, một số chuyển đổi thông thường như:

  • Đặt hàng
  • Đăng ký điền form
  • Nhấp vào gọi điện
  • Để lại thông tin
  • Tải app
  • Nhận thông báo

Xem thêm: Dịch vụ SEO TPHCM

Hướng dẫn cách sử dụng Google Analytics:

Cách sử dụng google analytics
Cách sử dụng Google Analytics

Google Analytics cực kỳ hữu ích trong việc quản lý website, với nó bạn có thể nắm được những thông tin cực kỳ hữu ích về website của mình cũng như của khách hàng, vậy cách sử dụng analytics là gì? Và cách dùng Google Analytics hiệu quả sẽ được bật mí ngay sau đây.

Hướng dẫn cài đặt Google Analytics phiên bản cũ

Đầu tiên, bạn hãy phải chuẩn bị cho mình một tài khoản Gmail trước khi đăng ký tài khoản Google Analytics. Nếu chưa có gmail bạn có thể tự tạo cho mình một tài khoản miễn phí tại địa chỉ này accounts.google.com/signup.

Bước 1: Tạo tài khoản Gmail xong là bạn có thể đăng ký cho mình một tài khoản Google Analytics tại địa chỉ:  https://www.google.com/analytics/.

Cách sử dụng google analytics

Bước 2: Điền thông tin thuộc tính Google Analytics để dễ dàng quản lý tài khoản của bạn.

Cách sử dụng google analytics

Bước 3: Sau khi điền đầy đủ thông tin bạn chọn phần ” Tùy chọn nâng cao “. Lúc này nó sẽ hiển thị cho bạn tùy chọn như dưới hình.

cách sử dụng google analytics

Bạn có thể tạo cả Google Analytics Universal Analytics và Google Analytics 4.

Bước 4: Bạn có thể chọn các thông số tùy chọn hoặc có thể bỏ qua.

Cách sử dụng google analytics

Bước 5: Bước này Google Analytics sẽ cho bạn một mã tracking theo dõi và bạn copy mã này vào thẻ <head></head> trên website của bạn và tận hưởng thành quả đo lường nhé!

cách sử dụng google analytics

Sau đó chèn đoạn code khai báo được Google cung cấp vào website, tuỳ vào loại source xây dựng website mà sẽ có nhiều cách chèn khác nhau.

Hướng dẫn cài đặt Google Analytics 4:

Để cài đặt Google Analytics 4 bạn có thể vào trực tiếp đường link dưới đây để sử dụng GA4 nhé!

https://analytics.google.com/analytics/web/

Bước 1: Bạn nhấp vào link trên. Nếu bạn đã sử dụng GA cũ thì khi click vào quản trị sẽ hiển thị hình giống ảnh bên dưới. Bạn nhấn vào Quản trị => tạo tài khoản.

Lúc này nó sẽ hiển thị cho bạn như hình bên dưới nhé!

cách sử dụng google analytics

 

Bước 2: Bạn điền thông tin tài khoản mới để có thể tiện theo dõi tài khoản.

Cách sử dụng google analytics

Bước 3: Điền thông tin làm sao cho dễ nhớ

Cách sử dụng google analytics

Bước 4: Chọn danh mục ngành (ở bước này bạn có thể bỏ qua nhé)

Nhập thông tin doanh nghiệp của mình

Bước 5: Chọn nền tảng web

Hướng dẫn chọn nền tảng trên Google Analytics

Bước 6: Điền thông tin trang web của bạn và tên luồng. Thường thì tôi sẽ điền tên luồng giống với tên website luôn cho dễ quản lý.

Nhập website của mình đến kiểm tra web trên Google Analytics

Bước 7: Bước này nó sẽ hiện mã code để bạn điền lên website của bạn.

Lấy mã code xác minh Google Analytics

Bước 8: Bạn có thể sử dụng plugin như hình bên dưới để điền. Hoặc bạn cũng có thể nhờ code chèn giúp bạn nếu bạn không biết điền nhé.

cách sử dụng google analytics

Bước 9: Bạn điền code vào rồi save và chờ kết quả nhé!

Gắn code xác minh google analytics

Tham khảo thêm: Cách sử dụng Google Search Console

Kết luận:

Google Analytics thì được sử dụng khá phổ biến và mang lại hiệu suất cao cho chủ website, giúp bạn đo lường và kiểm tra được các chỉ số cần thiết trên website của mình. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn biết được Google Analytics là gì? Và cách sử dụng Google Analytics. Chúc bạn có thể tận dụng và sử dụng chúng trong quá trình SEO và nâng cao xếp hạng trong Google.

Bài viết cùng chuyên mục