T2, 07 / 2021 8:41 sáng | gp_user
không phải ai cũng có thể trở thành một ASM thành công bởi đặc thù công việc của họ đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng trong kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu ASM là gì và họ có nhiệm vụ gì trong phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Dịch vụ seo
hiệu quả, chuyên nghiệp
Dịch vụ SEO Đà Nẵng
Dịch vụ SEO Đà Nẵng
điện thoại samsung tự nhiên mất tiếng
điện thoại samsung tự nhiên mất tiếng
bị sọc màn hình iphone
bị sọc màn hình iphone
thông tắc cống tại hà nội
thông tắc cống tại hà nội
điện thoại samsung không lên nguồn
điện thoại samsung không lên nguồn
iphone bắt sóng yếu
iphone bắt sóng yếu
bán đất khu tái định cư an thới
bán đất khu tái định cư an thới
Keo dán PVAC
Keo dán PVAC
mẫu xây mộ đẹp
mẫu xây mộ đẹp

ASM không còn là thuật ngữ quá xa lạ đối với những người làm kinh doanh, nhưng vẫn có nhiều người chưa biết ASM là gì và công việc của họ sẽ bao gồm những gì. Nếu bạn đang tìm hiểu hoặc quan tâm đến vị trí ASM thì thông qua bài viết của Giải Pháp Marketing, bạn sẽ hiểu được họ là ai và chức năng nhiệm vụ của họ.

ASM là gì?

ASM là viết tắt của từ “Area Sales Manager”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Giám đốc kinh doanh khu vực. ASM là một vị trí quan trọng trong bộ máy bán hàng của mỗi công ty, doanh nghiệp.

Về cơ bản, chúng ta có thể hình dung Giám đốc kinh doanh khu vực là chịu trách nhiệm quản lý, điều hành bộ máy hoạt động kinh doanh của một khu vực nhất định nào đó. Vì vậy có thể nói công việc của Giám đốc kinh doanh vùng có tầm ảnh hưởng lớn đến tình hình doanh thu và hiệu quả bán hàng của công ty và doanh nghiệp tại nơi đó.

>> Tham khảo: Sales lead là gì

Asm là gì

Vị trí ASM không phải ai cũng có thể đạt được, họ phải là người có nhiều năm kinh nghiệm trong bán hàng, có trình độ chuyên môn về kinh doanh, thị trường và khả năng định hướng phát triển khu vực kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

Nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh khu vực (ASM)

Area Sales Manager có trách nhiệm vô cùng lớn trong việc xây dựng và phát triển kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Nhiệm vụ của Giám đốc kinh doanh khu vực được chia thành nhiều công việc như:

  •         Theo dõi và nắm tình hình kinh doanh tại khu vực mình đang quản lý
  •         Xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp
  •         Giám sát và đảm bảo hoạt động của các chi nhánh trong khu vực
  •         Trực tiếp giám sát và quản lý hệ thống phân phối, kịp thời xử lý những vấn đề xảy ra
  •         Phân tích các dữ liệu, kết quả kinh doanh và đề ra phương án hợp lý cho công ty, doanh nghiệp mình chịu trách nhiệm
  •         Tham mưu và chỉ đạo các hoạt động thu hồi công nợ
  •         Trực tiếp đào tạo, sắp xếp nhân sự cho các vùng
  •         Chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động và tiếp nhận, thực hiện các chỉ thị từ cấp trên

Nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh khu vực

Những yếu tố mang lại sự thành công cho Giám đốc kinh doanh khu vực

Những yếu tố quan trọng đóng góp cho thành công của ASM là gì?

ASM được biết đến với hình ảnh một người lãnh đạo với khí chất mạnh mẽ và thành công, với khả năng điều hành một hệ thống lớn gồm các nhà phân phối, đội ngũ nhân viên và giữ mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với đối tác, khách hàng.

Song, để đạt được đỉnh cao sự nghiệp là một quãng đường dài nỗ lực vất vả và rèn luyện những tố chất để có thể trở thành một ASM thực thụ.

1.   Tố chất lãnh đạo

Đây là một tố chất không thể thiếu của một người quản lý. Giám đốc kinh doanh khu vực cần phải là người lãnh đạo giỏi để có thể điều hành và thay đổi con người, bộ máy hệ thống một cách năng động. Đóng vai trò là một người thúc đẩy quá trình quyết định vấn đề và làm cho quá trình đó hoạt động. Để trở thành một ASM thành công thì tố chất lãnh đạo là điều tất yếu bạn phải có, phải là một vị lãnh đạo mạnh mẽ, có tầm nhìn và vận hành bộ máy kinh doanh khu vực hiệu quả.

2.   Khả năng phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh

ASM phải nhạy bén phân tích tình hình thực tế của thị trường và tình hình kinh doanh của hệ thống bán hàng khu vực để phân tích, xây dựng những chiến lược kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và hiểu được xu hướng mua hàng của họ.

3.   Xác định và tuyển dụng nhân sự tiềm năng

Đội ngũ nhân viên bán hàng chính là một yếu tố cốt lõi để mang lại hiệu quả kinh doanh. Nhiệm vụ chính của một Area Sales Manager là tìm kiếm và xác định được những ứng viên có kỹ năng sale phù hợp với từng đầu mục công việc và có tiềm năng nâng cao hiệu quả công việc đó. Việc tập hợp được những nhân viên tài năng sẽ giúp cho cá nhân người quản lý và hoạt động của cơ sở kinh doanh trở nên suôn sẻ.

4.   Tư duy khoa học và logic

Nhiệm vụ chính của một ASM là lên kế hoạch, chiến lược và tổ chức thực hiện vì vậy người đó phải có tư duy kinh doanh, có khả năng nhìn xa trông rộng, xác định được những mục tiêu cụ thể và đưa ra những sách lược kinh doanh khoa học và logic giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, tránh xa những sai lầm trong kinh doanh.

Lời kết

Hiểu được ASM là gì rồi, bạn sẽ nhận ra rằng, để trở thành một ASM không dễ nhưng không có nghĩa là không thể. Hãy cố gắng trau dồi kiến thức, kỹ năng, nâng cao tư duy kinh doanh và tích lũy kinh nghiệm trong suốt quá trình làm việc để sớm đạt được vị trí của một Area Sales Manager thành công.

 

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết cùng chuyên mục