T4, 07 / 2019 10:05 sáng | gp_user
Không chỉ phủ sóng mạnh mẽ ở trên mặt đất, Vingroup nay đã chính thức lấn sân sang “thị trường trên không” khi ký thỏa thuận hợp tác xây dựng các sản phẩm kết hợp hàng không và du lịch với Việt Nam Airlines.

Xuất hiện công ty mang tên Vinpearl Air, tập đoàn Vingroup sắp nhảy vào lÄ©nh vá»±c hàng không?

Có thể nói thị trường hàng không – dịch vụ tại Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ nhưng vẫn thiếu người canh tác. Trên thế giới, mô hình kinh doanh này đã khá phổ biến với những cái tên đình đám như Virgin Atlantic – hãng hàng không của tỷ phú Richard Branson, Allegiant Air, AirAsia,…Và tại Việt Nam là Bamboo airways với dịch vụ “bay Bamboo – ở FLC”. Việc đầu tư vào chiến lược “một combo trúng hai đích này” của Vingroup khá hợp lý khi nó có thể phát huy và phát triển được các cơ sở lưu trú du lịch sẵn có của Vinpearl đồng thời đáp ứng được tham vọng trở thành thương hiệu du lịch có quy mô, chất lượng lớn nhất tại Việt Nam, có tầm cỡ sánh ngang với thể giới.

Vingroup có vẻ cũng rất nghiêm túc và “chịu chơi” với quyết định của mình khi bắt tay hợp tác với tập đoàn CA E (Canada) ký kết thoả thuận hợp tác đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không nhằm cung cấp nguồn lực kỹ thuật cao cho Việt Nam và thế giới. Trong đó, VinAviation School đào tạo phi công, thợ máy cơ bản theo tiêu chuẩn CAAV và tiêu chuẩn quốc tế được FAA và EASA công nhận tại Việt Nam; chỉ tiêu dự kiến là 400 phi công và thợ máy/năm. Riêng nhóm ngành quản trị hàng không, kinh tế vận tải hàng không và kỹ sư máy bay sẽ do trường đại học VinUni đảm nhiệm. Với những nỗ lực này hi vọng rằng trong tương lai khách hàng sẽ được hưởng chất lượng dịch vụ bay tốt nhất trong tình trạng bối cảnh ngành hàng không Việt Nam đang có nhiều diễn biến tiêu cực.

Bước đi của nhà Vin cũng là hồi còi báo động với các hãng hàng không khác, đặc biệt là Bamboo Airways khi hãng này cũng đang sử dụng một chiến lược tương tự. Liệu người tiêu dùng sẽ chọn lựa “bay Vinpearl Air – ở VinPearl” hay “đi BamBoo Airway – nghỉ dưỡng ở FLC”? Câu trả lời còn nằm ở những nỗ lực riêng của từng doanh nghiệp để đem đến cho khách hàng dịch vụ tối ưu nhất trong tương lai không xa.

Tuy nhiên, bất kì một lĩnh vực mới mẻ nào cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đó. Vingroup với một “đế chế” vững mạnh cũng có thể bị chao đảo bởi ngành hàng dịch vụ vốn có nhiều biến động này. Đặc biệt, tình trạng người dân Việt Nam vẫn mang thị hiếu “ưa của rẻ” hay tâm lí “hướng ngoại” lựa chọn các gói du lịch nghỉ dưỡng ở nước ngoài của một bộ phận người tiêu dùng vẫn là những bài toán khó với “ông lớn” này. Bên cạnh đó việc phình to quy mô có thể là dấu hiệu của sự phát triển nở rộ nhưng cũng có thể dự báo cho một sự quá tải, một tín hiệu của quả bom nổ chậm.

Liệu Vingroup có thể làm tốt trên tất cả các lĩnh vực mình tham gia? Bước đi này sẽ mở ra thành công hay sẽ đem đến thất bại? Câu trả lời vẫn đang ở phía chính những người tiêu dùng tương lai!

Bài viết cùng chuyên mục